Chùa
Một Cột đã hoàn thành trên đất Mỹ - Ảnh: Nhân vật cung cấp Sau gần 3
năm thi công, bản sao của một trong những công trình biểu tượng của VN
là chùa Một Cột đã mọc lên đầy uy nghi, kiêu hãnh trên vùng đồi núi đẹp
và hùng vĩ ở Golden Hills, Tiểu bang California.
Trong bài viết trên tuần san vào
tháng 6.2013, chúng tôi đã ghi nhận sự trỗi dậy của Khu bảo tồn văn hóa
Việt trên đất Mỹ khi có mặt tại Voviology City. Lúc đó, nơi đây đã hoàn
tất nhà rường 300 năm, tượng mẹ Âu Cơ trăm trứng, đài tưởng niệm
tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, trong khi các công trình khác chuẩn bị được bắt đầu là chùa Một Cột, bức tường Văn hóa VN. Tất cả đều nằm trong
Voviology City, thuộc sở hữu của TS Châu Nhật Tân. Và vào cuối tuần qua,
chùa Một Cột cuối cùng đã hoàn thành.
TS Châu Nhật Tân cho hay quá trình chuẩn bị đã bắt đầu từ năm 2011, và ông đặc biệt tâm đắc với thiết kế cùng sự tồn tại đặc biệt của ngôi chùa nổi tiếng. Đến tháng 4.2013, chùa Một Cột tại Khu văn hóa Việt tại Golden Hills, Tiểu bang California chính thức được khởi công, dựa trên nguyên bản chùa Một Cột tại Hà Nội.
Có tận mắt chứng kiến công trình xây dựng mới thấy được mức độ khó khăn mà nhà xây dựng phải đối mặt khi dựng chùa Một Cột ở giữa lưng chừng núi, trên độ cao hơn 1.500 m. Ngoài yếu tố địa hình cao nguyên, thời tiết tại Golden Hills đặc biệt khắc nghiệt, chỉ cho phép làm việc tối đa 5 - 6 tháng/năm.
Khu bảo tồn văn hóa Việt là dự án được khởi công đầu tiên trong quần thể các nền văn hóa chủ đạo của thế giới, thu hút các Việt kiều từ Úc, Pháp, Na Uy... và cả người trong nước, cũng như thân nhân và bè bạn của TS Tân đến đây tham gia góp sức vào thời gian có thể. Anh Phong Truong, sống ở Sydney (Úc), và vợ hằng năm đều đến làm việc thiện nguyện tại công trình văn hóa do TS Châu Nhật Tân khởi xướng.
Anh cho hay phần khó khăn nhất là làm sao đổ bê tông phần móng kiên cố cho ngôi chùa, cũng như lắp ráp phần bệ đỡ hình đài sen để đặt chùa Một Cột lên. Phải mất hơn 10 ngày mới đổ xong móng, trong khi công việc khoét núi, mở đường cho riêng dự án này đã được thực hiện 1 năm trước đó. Tất cả các công việc đều dựa chủ yếu vào sức người.
Do địa hình vùng núi cheo leo và đường sá tự làm, các cỗ máy lớn như máy đóng cọc đều không thể nào đưa lên độ cao chùa Một Cột đang tọa lạc. Hầu như toàn bộ đồ trang trí trong chùa đều được gửi từ VN sang, chẳng hạn như ngói, gạch, phù điêu, tượng Phật...
Theo TS Châu Nhật Tân, chùa Một Cột đã bị đặt mìn vào thời Pháp thuộc, nên khi tái xây dựng người ta chỉ chú trọng vào ngôi chùa, tức tòa sen mà bỏ qua chi tiết ở nơi cầu thang. Tòa sen theo ý niệm của Phật giáo là sự đạt đạo, mà sự đạt đạo là phải tự thân và tự lực không có vay mượn, không có dựa dẫm nên không thể nào làm đường đến tòa sen là một khối đúc cầu thang thật lớn án cả kiến trúc độc đáo của chùa.
TS Châu Nhật Tân cho hay quá trình chuẩn bị đã bắt đầu từ năm 2011, và ông đặc biệt tâm đắc với thiết kế cùng sự tồn tại đặc biệt của ngôi chùa nổi tiếng. Đến tháng 4.2013, chùa Một Cột tại Khu văn hóa Việt tại Golden Hills, Tiểu bang California chính thức được khởi công, dựa trên nguyên bản chùa Một Cột tại Hà Nội.
Có tận mắt chứng kiến công trình xây dựng mới thấy được mức độ khó khăn mà nhà xây dựng phải đối mặt khi dựng chùa Một Cột ở giữa lưng chừng núi, trên độ cao hơn 1.500 m. Ngoài yếu tố địa hình cao nguyên, thời tiết tại Golden Hills đặc biệt khắc nghiệt, chỉ cho phép làm việc tối đa 5 - 6 tháng/năm.
Khu bảo tồn văn hóa Việt là dự án được khởi công đầu tiên trong quần thể các nền văn hóa chủ đạo của thế giới, thu hút các Việt kiều từ Úc, Pháp, Na Uy... và cả người trong nước, cũng như thân nhân và bè bạn của TS Tân đến đây tham gia góp sức vào thời gian có thể. Anh Phong Truong, sống ở Sydney (Úc), và vợ hằng năm đều đến làm việc thiện nguyện tại công trình văn hóa do TS Châu Nhật Tân khởi xướng.
Anh cho hay phần khó khăn nhất là làm sao đổ bê tông phần móng kiên cố cho ngôi chùa, cũng như lắp ráp phần bệ đỡ hình đài sen để đặt chùa Một Cột lên. Phải mất hơn 10 ngày mới đổ xong móng, trong khi công việc khoét núi, mở đường cho riêng dự án này đã được thực hiện 1 năm trước đó. Tất cả các công việc đều dựa chủ yếu vào sức người.
Do địa hình vùng núi cheo leo và đường sá tự làm, các cỗ máy lớn như máy đóng cọc đều không thể nào đưa lên độ cao chùa Một Cột đang tọa lạc. Hầu như toàn bộ đồ trang trí trong chùa đều được gửi từ VN sang, chẳng hạn như ngói, gạch, phù điêu, tượng Phật...
Theo TS Châu Nhật Tân, chùa Một Cột đã bị đặt mìn vào thời Pháp thuộc, nên khi tái xây dựng người ta chỉ chú trọng vào ngôi chùa, tức tòa sen mà bỏ qua chi tiết ở nơi cầu thang. Tòa sen theo ý niệm của Phật giáo là sự đạt đạo, mà sự đạt đạo là phải tự thân và tự lực không có vay mượn, không có dựa dẫm nên không thể nào làm đường đến tòa sen là một khối đúc cầu thang thật lớn án cả kiến trúc độc đáo của chùa.
Đặc trưng của sự phồn thịnh và tốt đẹp Dưới thời Lý, Đại Việt độc lập về ý chí, hùng mạnh về nhiều mặt cũng như sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Theo sử sách, đây là một giai đoạn cực thịnh về kinh tế, chính trị, lẫn về tinh thần mà đặc trưng là tôn giáo, là tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. “Phối hợp tất cả những điều trên để đất Việt trở thành một cường quốc mà giai đoạn ra đời của chùa Một Cột là đặc trưng của sự phồn thịnh và tốt đẹp đó”, TS Châu Nhật Tân giải thích. Ngoài ra, hình dáng hoa sen của chùa Một Cột còn là biểu tượng của sự đạt đạo, đạt lý, đạt tình của tinh hoa, tinh thần và dân tộc, đóng vai trò như một biểu tượng hòa quyện chặt chẽ giữa đạo và đời, tình người và xã hội. |
No comments:
Post a Comment