Wednesday, September 28, 2016

Lời Từ Biệt Của TT Obama Trước Liên Hiệp Quốc

Lời từ biệt của Obama trước Liên hiệp quốc 
Đây là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm của mình. Mình thích tầm nhìn và triết lý trong đoạn cuối này nên dịch ra đây cho mọi người cùng tham khảo.
Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhờ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhờ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, "sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời." Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác - một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi - những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới - những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng. 
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ - trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.


PRESIDENT OBAMA: Mr. President; Mr. Secretary General; fellow delegates; ladies and gentlemen: As I address this hall as President for the final time, let me recount the progress that we’ve made these last eight years.
From the depths of the greatest financial crisis of our time, we coordinated our response to avoid further catastrophe and return the global economy to growth. We’ve taken away terrorist safe havens, strengthened the nonproliferation regime, resolved the Iranian nuclear issue through diplomacy. We opened relations with Cuba, helped Colombia end Latin America’s longest warm, and we welcome a democratically elected leader of Myanmar to this Assembly. Our assistance is helping people feed themselves, care for the sick, power communities across Africa, and promote models of development rather than dependence. And we have made international institutions like the World Bank and the International Monetary Fund more representative, while establishing a framework to protect our planet from the ravages of climate change.
This is important work. It has made a real difference in the lives of our people. And it could not have happened had we not worked together. And yet, around the globe we are seeing the same forces of global integration that have made us interdependent also expose deep fault lines in the existing international order.
We see it in the headlines every day. Around the world, refugees flow across borders in flight from brutal conflict. Financial disruptions continue to weigh upon our workers and entire communities. Across vast swaths of the Middle East, basic security, basic order has broken down. We see too many governments muzzling journalists, and quashing dissent, and censoring the flow of information. Terrorist networks use social media to prey upon the minds of our youth, endangering open societies and spurring anger against innocent immigrants and Muslims. Powerful nations contest the constraints placed on them by international law.
This is the paradox that defines our world today. A quarter century after the end of the Cold War, the world is by many measures less violent and more prosperous than ever before, and yet our societies are filled with uncertainty, and unease, and strife. Despite enormous progress, as people lose trust in institutions, governing becomes more difficult and tensions between nations become more quick to surface.
And so I believe that at this moment we all face a choice. We can choose to press forward with a better model of cooperation and integration. Or we can retreat into a world sharply divided, and ultimately in conflict, along age-old lines of nation and tribe and race and religion.
I want to suggest to you today that we must go forward, and not backward. I believe that as imperfect as they are, the principles of open markets and accountable governance, of democracy and human rights and international law that we have forged remain the firmest foundation for human progress in this century. I make this argument not based on theory or ideology, but on facts — facts that all too often, we forget in the immediacy of current events.
Here’s the most important fact: The integration of our global economy has made life better for billions of men, women and children. Over the last 25 years, the number of people living in extreme poverty has been cut from nearly 40 percent of humanity to under 10 percent. That’s unprecedented. And it’s not an abstraction. It means children have enough to eat; mothers don’t die in childbirth.
Meanwhile, cracking the genetic code promises to cure diseases that have plagued us for centuries. The Internet can deliver the entirety of human knowledge to a young girl in a remote village on a single hand-held device. In medicine and in manufacturing, in education and communications, we’re experiencing a transformation of how human beings live on a scale that recalls the revolutions in agriculture and industry. And as a result, a person born today is more likely to be healthy, to live longer, and to have access to opportunity than at any time in human history.
Moreover, the collapse of colonialism and communism has allowed more people than ever before to live with the freedom to choose their leaders. Despite the real and troubling areas where freedom appears in retreat, the fact remains that the number of democracies around the world has nearly doubled in the last 25 years.
In remote corners of the world, citizens are demanding respect for the dignity of all people no matter their gender, or race, or religion, or disability, or sexual orientation, and those who deny others dignity are subject to public reproach. An explosion of social media has given ordinary people more ways to express themselves, and has raised people’s expectations for those of us in power. Indeed, our international order has been so successful that we take it as a given that great powers no longer fight world wars; that the end of the Cold War lifted the shadow of nuclear Armageddon; that the battlefields of Europe have been replaced by peaceful union; that China and India remain on a path of remarkable growth.
I say all this not to whitewash the challenges we face, or to suggest complacency. Rather, I believe that we need to acknowledge these achievements in order to summon the confidence to carry this progress forward and to make sure that we do not abandon those very things that have delivered this progress.
In order to move forward, though, we do have to acknowledge that the existing path to global integration requires a course correction. As too often, those trumpeting the benefits of globalization have ignored inequality within and among nations; have ignored the enduring appeal of ethnic and sectarian identities; have left international institutions ill-equipped, underfunded, under-resourced, in order to handle transnational challenges.
And as these real problems have been neglected, alternative visions of the world have pressed forward both in the wealthiest countries and in the poorest: Religious fundamentalism; the politics of ethnicity, or tribe, or sect; aggressive nationalism; a crude populism — sometimes from the far left, but more often from the far right — which seeks to restore what they believe was a better, simpler age free of outside contamination.
We cannot dismiss these visions. They are powerful. They reflect dissatisfaction among too many of our citizens. I do not believe those visions can deliver security or prosperity over the long term, but I do believe that these visions fail to recognize, at a very basic level, our common humanity. Moreover, I believe that the acceleration of travel and technology and telecommunications — together with a global economy that depends on a global supply chain — makes it self-defeating ultimately for those who seek to reverse this progress. Today, a nation ringed by walls would only imprison itself.
So the answer cannot be a simple rejection of global integration. Instead, we must work together to make sure the benefits of such integration are broadly shared, and that the disruptions — economic, political, and cultural — that are caused by integration are squarely addressed. This is not the place for a detailed policy blueprint, but let me offer in broad strokes those areas where I believe we must do better together.
It starts with making the global economy work better for all people and not just for those at the top. While open markets, capitalism have raised standards of living around the globe, globalization combined with rapid progress and technology has also weakened the position of workers and their ability to secure a decent wage. In advanced economies like my own, unions have been undermined, and many manufacturing jobs have disappeared. Often, those who benefit most from globalization have used their political power to further undermine the position of workers.
In developing countries, labor organizations have often been suppressed, and the growth of the middle class has been held back by corruption and underinvestment. Mercantilist policies pursued by governments with export-driven models threaten to undermine the consensus that underpins global trade. And meanwhile, global capital is too often unaccountable — nearly $8 trillion stashed away in tax havens, a shadow banking system that grows beyond the reach of effective oversight.
A world in which one percent of humanity controls as much wealth as the other 99 percent will never be stable. I understand that the gaps between rich and poor are not new, but just as the child in a slum today can see the skyscraper nearby, technology now allows any person with a smartphone to see how the most privileged among us live and the contrast between their own lives and others. Expectations rise, then, faster than governments can deliver, and a pervasive sense of injustice undermine people’s faith in the system.
So how do we fix this imbalance? We cannot unwind integration any more than we can stuff technology back into a box. Nor can we look to failed models of the past. If we start resorting to trade wars, market distorting subsidies, beggar thy neighbor policies, an overreliance on natural resources instead of innovation — these approaches will make us poorer, collectively, and they are more like to lead to conflict. And the stark contrast between, say, the success of the Republic of Korea and the wasteland of North Korea shows that central, planned control of the economy is a dead end.
But I do believe there’s another path — one that fuels growth and innovation, and offers the clearest route to individual opportunity and national success. It does not require succumbing to a soulless capitalism that benefits only the few, but rather recognizes that economies are more successful when we close the gap between rich and poor, and growth is broadly based. And that means respecting the rights of workers so they can organize into independent unions and earn a living wage. It means investing in our people — their skills, their education, their capacity to take an idea and turn it into a business. It means strengthening the safety net that protects our people from hardship and allows them to take more risks — to look for a new job, or start a new venture.
These are the policies that I’ve pursued here in the United States, and with clear results. American businesses have created now 15 million new jobs. After the recession, the top one percent of Americans were capturing more than 90 percent of income growth. But today, that’s down to about half. Last year, poverty in this country fell at the fastest rate in nearly 50 years. And with further investment in infrastructure and early childhood education and basic research, I’m confident that such progress will continue.
So just as I’ve pursued these measures here at home, so has the United States worked with many nations to curb the excesses of capitalism — not to punish wealth, but to prevent repeated crises that can destroy it. That’s why we’ve worked with other nations to create higher and clearer standards for banking and taxation — because a society that asks less of oligarchs than ordinary citizens will rot from within. That’s why we’ve pushed for transparency and cooperation in rooting out corruption, and tracking illicit dollars, because markets create more jobs when they’re fueled by hard work, and not the capacity to extort a bribe. That’s why we’ve worked to reach trade agreements that raise labor standards and raise environmental standards, as we’ve done with the Trans-Pacific Partnership, so that the benefits are more broadly shared.
And just as we benefit by combatting inequality within our countries, I believe advanced economies still need to do more to close the gap between rich and poor nations around the globe. This is difficult politically. It’s difficult to spend on foreign assistance. But I do not believe this is charity. For the small fraction of what we spent at war in Iraq we could support institutions so that fragile states don’t collapse in the first place, and invest in emerging economies that become markets for our goods. It’s not just the right thing to do, it’s the smart thing to do.
And that’s why we need to follow through on our efforts to combat climate change. If we don’t act boldly, the bill that could come due will be mass migrations, and cities submerged and nations displaced, and food supplies decimated, and conflicts born of despair. The Paris Agreement gives us a framework to act, but only if we scale up our ambition. And there must be a sense of urgency about bringing the agreement into force, and helping poorer countries leapfrog destructive forms of energy.
So, for the wealthiest countries, a Green Climate Fund should only be the beginning. We need to invest in research and provide market incentives to develop new technologies, and then make these technologies accessible and affordable for poorer countries. And only then can we continue lifting all people up from poverty without condemning our children to a planet beyond their capacity to repair.
So we need new models for the global marketplace, models that are inclusive and sustainable. And in the same way, we need models of governance that are inclusive and accountable to ordinary people.
I recognize not every country in this hall is going to follow the same model of governance. I do not think that America can — or should — impose our system of government on other countries. But there appears to be growing contest between authoritarianism and liberalism right now. And I want everybody to understand, I am not neutral in that contest. I believe in a liberal political order — an order built not just through elections and representative government, but also through respect for human rights and civil society, and independent judiciaries and the rule of law.
I know that some countries, which now recognize the power of free markets, still reject the model of free societies. And perhaps those of us who have been promoting democracy feel somewhat discouraged since the end of the Cold War, because we’ve learned that liberal democracy will not just wash across the globe in a single wave. It turns out building accountable institutions is hard work — the work of generations. The gains are often fragile. Sometimes we take one step forward and then two steps back. In countries held together by borders drawn by colonial powers, with ethnic enclaves and tribal divisions, politics and elections can sometimes appear to be a zero-sum game. And so, given the difficulty in forging true democracy in the face of these pressures, it’s no surprise that some argue the future favors the strongman, a top-down model, rather than strong, democratic institutions.
But I believe this thinking is wrong. I believe the road of true democracy remains the better path. I believe that in the 21st century, economies can only grow to a certain point until they need to open up — because entrepreneurs need to access information in order to invent; young people need a global education in order to thrive; independent media needs to check the abuses of power. Without this evolution, ultimately expectations of people will not be met; suppression and stagnation will set in. And history shows that strongmen are then left with two paths — permanent crackdown, which sparks strife at home, or scapegoating enemies abroad, which can lead to war.
Now, I will admit, my belief that governments serve the individual, and not the other way around, is shaped by America’s story. Our nation began with a promise of freedom that applied only to the few. But because of our democratic Constitution, because of our Bill of Rights, because of our ideals, ordinary people were able to organize, and march, and protest, and ultimately, those ideals won out — opened doors for women and minorities and workers in ways that made our economy more productive and turned our diversity into a strength; that gave innovators the chance to transform every area of human endeavor; that made it possible for someone like me to be elected President of the United States.
So, yes, my views are shaped by the specific experiences of America, but I do not think this story is unique to America. Look at the transformation that’s taken place in countries as different as Japan and Chile, Indonesia, Botswana. The countries that have succeeded are ones in which people feel they have a stake.
In Europe, the progress of those countries in the former Soviet bloc that embraced democracy stand in clear contrast to those that did not. After all, the people of Ukraine did not take to the streets because of some plot imposed from abroad. They took to the streets because their leadership was for sale and they had no recourse. They demanded change because they saw life get better for people in the Baltics and in Poland, societies that were more liberal, and democratic, and open than their own.
So those of us who believe in democracy, we need to speak out forcefully, because both the facts and history, I believe, are on our side. That doesn’t mean democracies are without flaws. It does mean that the cure for what ails our democracies is greater engagement by our citizens — not less.
Yes, in America, there is too much money in politics; too much entrenched partisanship; too little participation by citizens, in part because of a patchwork of laws that makes it harder to vote. In Europe, a well-intentioned Brussels often became too isolated from the normal push and pull of national politics. Too often, in capitals, decision-makers have forgotten that democracy needs to be driven by civic engagement from the bottom up, not governance by experts from the top down. And so these are real problems, and as leaders of democratic governments make the case for democracy abroad, we better strive harder to set a better example at home.
Moreover, every country will organize its government informed by centuries of history, and the circumstances of geography, and the deeply held beliefs of its people. So I recognize a traditional society may value unity and cohesion more than a diverse country like my own, which was founded upon what, at the time, was a radical idea — the idea of the liberty of individual human beings endowed with certain God-given rights. But that does not mean that ordinary people in Asia, or Africa, or the Middle East somehow prefer arbitrary rule that denies them a voice in the decisions that can shape their lives. I believe that spirit is universal. And if any of you doubt the universality of that desire, listen to the voices of young people everywhere who call out for freedom, and dignity, and the opportunity to control their own lives.
This leads me to the third thing we need to do: We must reject any forms of fundamentalism, or racism, or a belief in ethnic superiority that makes our traditional identities irreconcilable with modernity. Instead we need to embrace the tolerance that results from respect of all human beings.
It’s a truism that global integration has led to a collision of cultures; trade, migration, the Internet, all these things can challenge and unsettle our most cherished identities. We see liberal societies express opposition when women choose to cover themselves. We see protests responding to Western newspaper cartoons that caricature the Prophet Muhammad. In a world that left the age of empire behind, we see Russia attempting to recover lost glory through force. Asian powers debate competing claims of history. And in Europe and the United States, you see people wrestle with concerns about immigration and changing demographics, and suggesting that somehow people who look different are corrupting the character of our countries.
Now, there’s no easy answer for resolving all these social forces, and we must respect the meaning that people draw from their own traditions — from their religion, from their ethnicity, from their sense of nationhood. But I do not believe progress is possible if our desire to preserve our identities gives way to an impulse to dehumanize or dominate another group. If our religion leads us to persecute those of another faith, if we jail or beat people who are gay, if our traditions lead us to prevent girls from going to school, if we discriminate on the basis of race or tribe or ethnicity, then the fragile bonds of civilization will fray. The world is too small, we are too packed together, for us to be able to resort to those old ways of thinking.
We see this mindset in too many parts of the Middle East. There, so much of the collapse in order has been fueled because leaders sought legitimacy not because of policies or programs but by resorting to persecuting political opposition, or demonizing other religious sects, by narrowing the public space to the mosque, where in too many places perversions of a great faith were tolerated. These forces built up for years, and are now at work helping to fuel both Syria’s tragic civil war and the mindless, medieval menace of ISIL.
The mindset of sectarianism, and extremism, and bloodletting, and retribution that has been taking place will not be quickly reversed. And if we are honest, we understand that no external power is going to be able to force different religious communities or ethnic communities to co-exist for long. But I do believe we have to be honest about the nature of these conflicts, and our international community must continue to work with those who seek to build rather than to destroy.
And there is a military component to that. It means being united and relentless in destroying networks like ISIL, which show no respect for human life. But it also means that in a place like Syria, where there’s no ultimate military victory to be won, we’re going to have to pursue the hard work of diplomacy that aims to stop the violence, and deliver aid to those in need, and support those who pursue a political settlement and can see those who are not like themselves as worthy of dignity and respect.
Across the region’s conflicts, we have to insist that all parties recognize a common humanity and that nations end proxy wars that fuel disorder. Because until basic questions are answered about how communities co-exist, the embers of extremism will continue to burn, countless human beings will suffer — most of all in that region — but extremism will continue to be exported overseas. And the world is too small for us to simply be able to build a wall and prevent it from affecting our own societies.
And what is true in the Middle East is true for all of us. Surely, religious traditions can be honored and upheld while teaching young people science and math, rather than intolerance. Surely, we can sustain our unique traditions while giving women their full and rightful role in the politics and economics of a nation. Surely, we can rally our nations to solidarity while recognizing equal treatment for all communities — whether it’s a religious minority in Myanmar, or an ethnic minority in Burundi, or a racial minority right here in the United States. And surely, Israelis and Palestinians will be better off if Palestinians reject incitement and recognize the legitimacy of Israel, but Israel recognizes that it cannot permanently occupy and settle Palestinian land. We all have to do better as leaders in tamping down, rather than encouraging, a notion of identity that leads us to diminish others.
And this leads me to the fourth and final thing we need to do, and that is sustain our commitment to international cooperation rooted in the rights and responsibilities of nations.
As President of the United States, I know that for most of human history, power has not been unipolar. The end of the Cold War may have led too many to forget this truth. I’ve noticed as President that at times, both America’s adversaries and some of our allies believe that all problems were either caused by Washington or could be solved by Washington — and perhaps too many in Washington believed that as well. (Laughter.) But I believe America has been a rare superpower in human history insofar as it has been willing to think beyond narrow self-interest; that while we’ve made our share of mistakes over these last 25 years — and I’ve acknowledged some — we have strived, sometimes at great sacrifice, to align better our actions with our ideals. And as a consequence, I believe we have been a force for good.
We have secured allies. We’ve acted to protect the vulnerable. We supported human rights and welcomed scrutiny of our own actions. We’ve bound our power to international laws and institutions. When we’ve made mistakes, we’ve tried to acknowledge them. We have worked to roll back poverty and hunger and disease beyond our borders, not just within our borders.
I’m proud of that. But I also know that we can’t do this alone. And I believe that if we’re to meet the challenges of this century, we are all going to have to do more to build up international capacity. We cannot escape the prospect of nuclear war unless we all commit to stopping the spread of nuclear weapons and pursuing a world without them.
When Iran agrees to accept constraints on its nuclear program that enhances global security and enhances Iran’s ability to work with other nations. On the other hand, when North Korea tests a bomb that endangers all of us. And any country that breaks this basic bargain must face consequences. And those nations with these weapons, like the United States, have a unique responsibility to pursue the path of reducing our stockpiles, and reaffirming basic norms like the commitment to never test them again.
We can’t combat a disease like Zika that recognizes no borders — mosquitos don’t respect walls — unless we make permanent the same urgency that we brought to bear against Ebola — by strengthening our own systems of public health, by investing in cures and rolling back the root causes of disease, and helping poorer countries develop a public health infrastructure.
We can only eliminate extreme poverty if the sustainable development goals that we have set are more than words on paper. Human ingenuity now gives us the capacity to feed the hungry and give all of our children — including our girls — the education that is the foundation for opportunity in our world. But we have to put our money where our mouths are.
And we can only realize the promise of this institution’s founding — to replace the ravages of war with cooperation — if powerful nations like my own accept constraints. Sometimes I’m criticized in my own country for professing a belief in international norms and multilateral institutions. But I am convinced that in the long run, giving up some freedom of action — not giving up our ability to protect ourselves or pursue our core interests, but binding ourselves to international rules over the long term — enhances our security. And I think that’s not just true for us.
If Russia continues to interfere in the affairs of its neighbors, it may be popular at home, it may fuel nationalist fervor for a time, but over time it is also going to diminish its stature and make its borders less secure. In the South China Sea, a peaceful resolution of disputes offered by law will mean far greater stability than the militarization of a few rocks and reefs.
We are all stakeholders in this international system, and it calls upon all of us to invest in the success of institutions to which we belong. And the good news is, is that many nations have shown what kind of progress is possible when we make those commitments. Consider what we’ve accomplished here over the past few years.
Together, we mobilized some 50,000 additional troops for U.N. peacekeeping, making them nimble, better equipped, better prepared to deal with emergencies. Together, we established an Open Government Partnership so that, increasingly, transparency empowers more and more people around the globe. And together, now, we have to open our hearts and do more to help refugees who are desperate for a home.
We should all welcome the pledges of increased assistance that have been made at this General Assembly gathering. I’ll be discussing that more this afternoon. But we have to follow through, even when the politics are hard. Because in the eyes of innocent men and women and children who, through no fault of their own, have had to flee everything that they know, everything that they love, we have to have the empathy to see ourselves. We have to imagine what it would be like for our family, for our children, if the unspeakable happened to us. And we should all understand that, ultimately, our world will be more secure if we are prepared to help those in need and the nations who are carrying the largest burden with respect to accommodating these refugees.
There are a lot of nations right now that are doing the right thing. But many nations — particularly those blessed with wealth and the benefits of geography — that can do more to offer a hand, even if they also insist that refugees who come to our countries have to do more to adapt to the customs and conventions of the communities that are now providing them a home.
Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt. Human beings are too often motivated by greed and by power. Big countries for most of history have pushed smaller ones around. Tribes and ethnic groups and nation states have very often found it most convenient to define themselves by what they hate and not just those ideas that bind them together.
Time and again, human beings have believed that they finally arrived at a period of enlightenment only to repeat, then, cycles of conflict and suffering. Perhaps that’s our fate. We have to remember that the choices of individual human beings led to repeated world war. But we also have to remember that the choices of individual human beings created a United Nations, so that a war like that would never happen again. Each of us as leaders, each nation can choose to reject those who appeal to our worst impulses and embrace those who appeal to our best. For we have shown that we can choose a better history.
Sitting in a prison cell, a young Martin Luther King, Jr. wrote that, “Human progress never rolls on the wheels of inevitability; it comes through the tireless efforts of men willing to be co-workers with God.” And during the course of these eight years, as I’ve traveled to many of your nations, I have seen that spirit in our young people, who are more educated and more tolerant, and more inclusive and more diverse, and more creative than our generation; who are more empathetic and compassionate towards their fellow human beings than previous generations. And, yes, some of that comes with the idealism of youth. But it also comes with young people’s access to information about other peoples and places — an understanding unique in human history that their future is bound with the fates of other human beings on the other side of the world.
I think of the thousands of health care workers from around the world who volunteered to fight Ebola. I remember the young entrepreneurs I met who are now starting new businesses in Cuba, the parliamentarians who used to be just a few years ago political prisoners in Myanmar. I think of the girls who have braved taunts or violence just to go to school in Afghanistan, and the university students who started programs online to reject the extremism of organizations like ISIL. I draw strength from the young Americans — entrepreneurs, activists, soldiers, new citizens — who are remaking our nation once again, who are unconstrained by old habits and old conventions, and unencumbered by what is, but are instead ready to seize what ought to be.
My own family is a made up of the flesh and blood and traditions and cultures and faiths from a lot of different parts of the world — just as America has been built by immigrants from every shore. And in my own life, in this country, and as President, I have learned that our identities do not have to be defined by putting someone else down, but can be enhanced by lifting somebody else up. They don’t have to be defined in opposition to others, but rather by a belief in liberty and equality and justice and fairness.
And the embrace of these principles as universal doesn’t weaken my particular pride, my particular love for America — it strengthens it. My belief that these ideals apply everywhere doesn’t lessen my commitment to help those who look like me, or pray as I do, or pledge allegiance to my flag. But my faith in those principles does force me to expand my moral imagination and to recognize that I can best serve my own people, I can best look after my own daughters, by making sure that my actions seek what is right for all people and all children, and your daughters and your sons.
This is what I believe: that all of us can be co-workers with God. And our leadership, and our governments, and this United Nations should reflect this irreducible truth.
Thank you very much. (Applause.)

Tuesday, September 27, 2016

Tôi cám ơn ông Nguyễn Phú Trọng

 Chắc các bạn bè lại “giật mình” vì cái “tít” đầy nịnh bợ của tôi, mới viết một loạt bài màu “vàng”, giờ lại có một bài “đỏ” là thế nào? Cứ giống như con tắc kè đổi màu soàn soạt.
Không, đây là lời cám ơn thật tình của tôi với ông Nguyễn Phú Trọng, vì kể từ ngày ông “tái” đắc cử vào chức tổng bí thư nhờ “dân chủ đến thế là cùng”, từ vài tháng qua, đã khiến chúng tôi ở Little Saigon nói riêng và trên toàn Hoa kỳ nói chung, trở nên bận rộn hơn, nhất là ngành địa ốc, đã “đột biến” tăng tốc mạnh.
Cô bạn phụ trách tài chánh của công ty mà chúng tôi cùng hợp tác mở ra hơn một năm trước đây báo cáo, kể từ tháng tư cho đến cuối tháng 8, tổng số mua bán tài sản (properties) đã hơn 15 triệu Mỹ kim, người bán (seller) thì đủ các sắc dân gồm Việt, Mỹ, Ấn, Hàn, và người mua (buyer) thì gần như 85% là những người đến từ... Việt Nam.
Cũng nhờ tiêu chí tuyệt vời của ông Trọng, chỉ có “người Bắc có lý luận” mới được làm tổng bí thư, nên khu vực Bolsa mà chúng tôi đang sinh sống trở nên náo nhiệt hơn, chỉ mới hồi đầu năm, giá nhà còn trì trệ thì đến nay đã tăng lên 12%, và quận Cam nơi tôi đang sinh sống, lọt vào danh sách 10 khu vực có giá nhà cửa tăng cao nhất trên toàn quốc, giờ người Mỹ gốc Việt, ai làm chủ một căn nhà thì đã có “lãi” tệ lắm cũng hơn 100 ngàn Mỹ kim.
Và cũng nhờ vào quyết tâm của ông, “bắt chuột sợ vỡ bình”, mà nay đi từ miền nam đến miền bắc California, những tấm quảng cáo các chương trình EP3-EP5, du học, kết hôn, đoàn tụ, còn nhiều hơn cả những tấm bản tranh cử của các ứng cử viên tranh cử tháng 11. Các bạn bè tôi làm nghề luật sư, chuyên về di trú bận đến nỗi rũ nhau đi ăn trưa cũng không có thời gian.
- Em còn nhiều Client (khách hàng) lắm anh, họ mua nhà toàn trả pay off, nhưng anh phải chuẩn bị mọi thứ nhé, họ bay qua ký giấy tờ, đóng Escrow xong là bay về lại bên đó ngay.
- Anh đừng lo, họ bên đó có cách hết, tiền chuyển hợp pháp qua ngân hàng, chứ không phải loại “chuyển lậu” đâu, họ đã có sẳn tiền ở Mỹ rồi.
- Họ thích mua properties không list trên thị trường, nếu anh có thì email cho em nhé.
Mấy cô Agent (người môi giới) liên tục gọi cho tôi, các cô than phiền tuần nào cũng có khách từ Việt Nam sang, nội việc sắp xếp chỗ ăn, ở cho đến sắp lịch cho họ đi “xem nhà” kiêm luôn chở họ đi Cabazon Outlet để mua “hàng hiệu” (nơi đây là chỗ nổi tiếng ở Nam Cali bán “đồ hiệu” giá rẽ), đã không còn đủ thời gian lo cho gia đình.
Khi trò chuyện với những người “khách” thuộc dạng VIP ở văn phòng, tán gẫu, tôi tò mò hỏi thêm về cuộc sống làm ăn của họ ở Việt Nam, đa số đều khoe với tôi rằng, nhờ “quan hệ” rộng rãi với các “quan” đứng đầu ban ngành, và “quan hệ mật thiết” với ngân hàng, nêu việc kiếm tiền của họ không mấy khó khăn, nếu không nói là “dễ dàng” như uống một ly café. Nhưng khi hỏi đến lý do tại sao kiếm tiền dể vậy mà phải chạy qua tuốt “xứ tư bản giãy chết” mua tài sản làm gì? Tất cả họ đều lắc đầu... ngán ngẩm.
Người thì lo sợ chỉ một đêm có thể trở thành trắng tay và... đi tù về tội “làm trái qui định”, người thì nói rằng xã hội gì mà kỳ cục, ăn không dám ăn, ra đường thì không biết chết lúc nào vì “đèn vàng”, vì cướp giật hay vì... tư thù ân oán. Người thì lo ngại cho tương lai của con cái với văn hóa “game show” truyền hình, “sống ảo” trên mạng xã hội, thậm chí còn lo ngại “cướp đêm là giặc cướp ngày là... người thân”.
Tóm lại những “khách” VIP này của chúng tôi có đủ cả trăm, cả ngàn lý do để “tháo chạy” khỏi Việt Nam, để chuyển tài sản mà họ “kiếm được” ra khỏi Việt Nam. Họ vẫn giữ các mối làm ăn trong Việt Nam, nhưng hầu hết đều “rút ruột” tài sản chuyển qua Mỹ, và chuẩn bị sẳn sang cho tình hình một khi có “biến động gì”.
Chỉ là một công ty “cỏn con” được lập ra trong lúc “ăn nhậu”, khi tình hình “EP5” (tức là diện đầu tư di dân) rộ lên một năm trước đây, thế mà chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng (từ tháng tư đến cuối tháng 8 năm nay), tổng số mua bán từ các “khách” VIP này đã lên đến 15 triệu Mỹ kim, vậy thì những công ty khác bề thế hơn, thậm chí là thông qua các công ty của người Mỹ làm chủ, và không chỉ tính ở quận Cam nơi tôi đang cư ngụ, mà trên toàn quốc Hoa kỳ, thì con số sẽ là bao nhiêu? Vài ngàn hồ sơ là chuyện bình thường, mỗi hồ sơ mua bán từ vài trăm ngàn Mỹ kim lên đến vài triệu Mỹ kim, và nếu chỉ tính từ khi “người Bắc có lý luận” lên làm tổng bí thư, tôi tin rằng đã có ít nhất vài tỉ USD đã được “trở về đất mẹ”.
Nếu không nhờ quyết tâm “đả hổ diệt... thù” của ông Trọng, thì làm sao nguồn đầu tư vào Hoa kỳ nói chung và khu vực của tôi cư ngụ nói riêng lại gia tăng “đột biến” như vậy, cho đến khi viết những dòng chữ này, cái công ty “trời ơi đất hỡi” của chúng tôi vẫn còn đang “thụ lý” 6 hồ sơ trong Escrow (Escrow là định chế tài chánh trung gian giữa mua và bán).
Và cũng nhờ quyết tâm “truy sát” kẻ làm “trái qui định pháp luật gây thất thoát hơn 3,000 tỉ đồng” Trịnh Xuân Thanh, mà điện thoại Viber, Skype, email từ Việt Nam, đặc biệt là khu vực Sài Gòn lại có chiều hướng “tích cực” hơn. Một vài người khi bay qua Mỹ gặp tôi thì bắt tay nói rằng, có đọc những bài viết của tôi trên Dân Làm Báo, họ nói rằng những bài tôi viết hay các bạn khác viết vẫn chưa đủ về thực trạng ở Việt Nam. Họ nói rằng chúng tôi chỉ chụp hình, viết bài, quay phim về nỗi bất mãn của hàng triệu người nghèo khó ở khắp các vùng miền tại Việt Nam, nhưng lại bỏ sót họ, tức là những người biết “thỏa hiệp” để sinh tồn mà tôi gọi tạm là ‘thành phần trung lưu”.
- Các anh chỉ mới nói đến nỗi bất mãn của người nghèo, nhưng còn nổi “bất mãn” của chúng tôi, nó còn kèm theo sự “bất an” chứ không phải chỉ là “bất mãn”.
Thì ra vậy, xưa nay tôi quen sinh hoạt với các anh, chị, em tranh đấu xã hội dân sự, chúng tôi luôn tập trung vào những nỗi phẫn uất của người nghèo, của những người dân bị “cướp” đất đai, bị “cướp” quyền sống, nhưng chúng tôi lại chưa tìm hiểu rõ về những con người “thỏa hiệp” này, họ chính là những nhân tố “đóng góp” phần nào cho “điều 4 hiến pháp”, vì họ “dựa” vào đó để kiếm tiền dễ dàng.
Nhưng nay đến phiên họ “tháo chạy”, nếu hơn 30 năm trước chúng tôi “tháo chạy” khỏi Việt Nam bỏ lại tất cả tài sản của ông cha, tài sản của gia đình, thì cuộc ‘tháo chạy” hôm nay của những con người “thỏa hiệp” này... ngon lành hơn, họ đem hết tài sản chuyển sang Hoa Kỳ, sang những quốc gia văn minh tây phương, để tài sản họ được bảo vệ an toàn hơn. Năm xưa chúng tôi liều chết “tháo chạy” bằng thuyền, bằng những cuộc “vượt biên” đẫm máu trên biển và rừng sâu nước độc, thì hôm nay, cuộc tháo chạy của họ bằng máy bay, bằng Visa nhập cảnh đủ loại.
Họ thông minh lắm vì “đã sống với lũ”, nên biết cách sử dụng đồng tiền họ kiếm được ở những xứ sở luật pháp minh bạch như Hoa Kỳ. Người nào “nghèo” nhất trong nhóm có con đang du học ở đây, họ mua một căn nhà trả tiền mặt, rồi cho mướn, tiền mỗi tháng thu về từ 1,600 cho đến 3,000 USD, tùy khu vực, tùy nhà lớn, nhà nhỏ, thế là họ đủ tiền cho con ăn học tới nơi tới chốn, còn dư dả chút đỉnh, mà tài sản trị giá hàng trăm ngàn lên đến cả triệu Mỹ kim vẫn còn nguyên.
Kẻ nào “đại gia” hơn thì mua vài cái commercial building cho mướn, hay khách sạn, rồi thuê người địa phương quản lý, vừa được quyền di dân hợp pháp, mỗi tháng lại bỏ túi vài chục ngàn Mỹ kim, tài sản được “quản lý” an toàn, không ai dám “cướp” cả, vài năm sau, giá trị tài sản lại tăng, họ muốn bán vẫn có “lãi” như thường.
Và sẽ có bao nhiêu “quan chức đỏ” nằm trong số này? Tôi đánh giá là rất nhiều, họ chỉ là những “đảng viên” tép riu, nhưng kiếm tiền thì không “tép riu” chút nào. Và đừng ai đó nói rằng “đảng viên Cộng Sản” không được nhập quốc tịch Hoa kỳ hay không được quyền cư trú, họ vẫn được đấy, chỉ cần khi điền đơn họ khai thật từng là đảng viên Cộng Sản, và khi sĩ quan sở di trú thẩm vấn, họ chỉ cần giải thích lý do họ gia nhập đảng Cộng Sản một cách hợp lý, thì họ vẫn có quyền nhập tịch hay cư trú.
Dưới cái gọi là cơ chế “nhất đảng” lãnh đạo, họ muốn làm việc, họ muốn thăng tiến, họ muốn kiếm tiền, họ muốn có cơ hội ở vị trí lãnh đạo ban ngành, nếu không gia nhập đảng thì làm sao họ “thỏa mãn” được cái khát vọng “tầm thường” đó? Họ không còn lựa chọn nào khác, và khi ‘tháo chạy”, họ đã biến thành “nạn nhân” của những “xung đột chính trị nội bộ”, tương tự như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh đang xảy ra.
Trong xã hội minh bạch rõ ràng của Hoa Kỳ hay khối Tây phương, mỗi một con người đều có cơ hội giống nhau, trách nhiệm của ai thì người đó chịu, ví dụ một đứa trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ, thì nó có cơ hội trở thành tổng thống, bất kể cha, hay mẹ của đứa trẻ có phạm tội buôn ma túy, giết người, đương nhiên thắng cử hay không lại là một chuyện khác, nhưng luật pháp và cơ chế cho đứa trẻ cơ hội đó.
Còn dưới cái cơ chế của “nhà sản”, thì cái “lý lịch” gia đình đã “giết” cơ hội của hàng chục triệu người khác rồi. Cái tư duy “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hay “một kẻ làm quan, cả họ được nhờ” đã được “đảng nhà sản” triệt để thực hiện “đúng qui trình”.
Do đó hiện tượng “tháo chạy” ra khỏi Việt Nam chưa bao giờ dừng lại kể từ khi Cộng Sản “thống nhất” bằng súng đạn hơn 40 năm trước đây, từ những cuộc vượt biên của chúng tôi, rồi đến di dân đoàn tụ, “xuất khẩu lao động”, và bây giờ là “du học, kết hôn” đầu tư di dân, đó cũng là lý do tại sao đất nước có hơn 90 triệu dân mà chỉ có chưa tới 5% là đảng viên.
Cũng vì những “hiện tượng”, “lý do”, “nguyên nhân” nói trên mà tôi phải viết bài này, cám ơn ông Nguyễn Phú Trọng và cái “đảng đạo đức Hồ Chí Minh” của ông, nhờ đó mà công ty “cỏn con” của tôi và bạn bè mấy tháng nay “lượm” được không ít tiền từ các cuộc “tháo chạy” hiện nay đang diễn ra, và tôi tin rằng, tình hình này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới.
Nếu 40 năm trước, cuộc “tháo chạy” của chúng tôi chỉ độ khoảng hơn một triệu người, thì nay tôi tin rằng, mảnh đất tôi đang sinh sống, tăng lên 5, 10 triệu người sẽ là con số không mấy khó khăn trong vài năm tới.
À quên, tôi còn phải nhắm nhủ với những “ai” đang có ý định muốn “tháo chạy” cả người lẫn tài sản, thì cứ liên lạc với Dân Làm Báo nhé, ở Hoa Kỳ chúng tôi có đầy đủ luật sư bảo vệ đến cùng cho “thân chủ”, bảo đảm các bạn sẽ không bị “dẫn độ” theo kiểu “có qua có lại” đâu, vì xứ sở mà chúng tôi sinh sống có luật pháp bảo vệ rõ ràng, nhất là cụm từ “làm trái qui định pháp luật gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng”, chưa đủ cấu thành “tội tham nhũng” để “dẫn độ” nhé. Không phải chính phủ cho “dẫn độ” thì luật sư của chúng tôi để yên đâu, cứ nhìn cựu nhân viên NSA Edward Snowden, hay ông chủ của trang mạng WikiLeaks là Julian Assange thì rõ rồi nhé, cả “công an” của cường quốc như Hoa kỳ, Úc còn “hộc máu” với luật sư chứ đừng nói đến mấy chú “an ninh quèn” của xứ thiên đường XHCN.
22.09.2016