Tuesday, November 29, 2016

“Bộ mặt thật của Fidel Castro”

Đông Đô Phạm (Danlambao) - Nhân lúc Fidel Castro xuống địa ngục gặp Các-Mác chúng ta củng nên đọc lại trên tạp chí L’Express của Pháp giới thiệu một chương trong quyển sách “bộ mặt thật của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro” (La Vie cachée de Fidel Castro) do tác giả JuanReinaldo Sanchez (một sĩ quan cận vệ và củng là đầu bếp) suốt 17 năm theo chân nhà cách mạng Cuba tiết lộ nội dung vạch trần bộ mặt “lưu manh giả danh lương thiện” của Fidel Castro. (Sách được bán trên Amazon) (1)...
 
Chúng ta hãy nghe lời đạo đức giả của ông râu xồm lưu manh này - Hehe... “Tôi là Fidel Castro- xin được trịnh trọng tuyên bố rằng, trái ngược với tất cả những gì mà ngài Bush (TT/Mỹ) nói, hiện giờ tôi chẳng có một đôla dính túi. Toàn bộ tài sản của tôi đều dễ dàng đút gọn vào túi áo sơ mi của ông ta”.(nguồn:thoibao.today) (2)

Nhưng đây là: Tài sản nhỏ bé dễ dàng đút gọn vào túi áo sơ mi của Fidel Castro Vương Quốc biển của Fidel Castro (Ảnh do tác giả Sanchez bí mật chụp)

“Fidel Castro khẳng định: Cả cuộc đời, ông không có tài sản nào cả, chỉ có một chiếc lều câu cá (theo lịch sử đảng CS Cuba). Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trong, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ của nhà nước và quân đội để xây dựng chiếm trọn hải đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba nhưng ít ai được mời đến nơi này vì Fidel Castro dấu kín không muốn phơi bày bộ mặt thật vương giả của mình”. 
“Cayo Piedra thực ra là hai đảo nằm gần nhau và để đi lại dễ dàng Fidel Castro ra lệnh cho xây một chiếc cầu dài 215 mét nối hai đảo nam và bắc để cho ba chiếc du thuyền của gia đình ông cập được vào bãi cát mịn. Trừ văn hào Gabriel Garcia Marquez, người bạn thân thiết nhất được mời đến nhiêu lần. Còn tuyệt nhiên Fidel Castro che giấu rất kỹ, hiếm khi nào mời khách dù quen hay lạ. Khách mời quan trọng lắm cũng chỉ được lưu trú trong một biệt thự ở phía bắc với một hồ bơi 25m. Ở phía nam, có một nhà hàng nổi, nơi gia đình Fidel Castro thường hay dùng cơm. Viên cựu sĩ quan cận vệ cho biết trong 17 năm hầu cận Fidel Castro, ông có gặp một số lãnh đạo chính trị như Tổng bí thư cộng sản Đông Đức Erich Honecker, chủ nhân đài CNN Ted Turner, vua gà của Pháp Gerard Bouroin khi ông này qua Cuba tìm thị trường. Tuyệt nhiên không bao giờ thấy người em Raul Castro.
Dân chúng Cuba ăn uống kham khổ còn Chủ tịch nước ăn uống ra sao? Ở tư dinh La Habana, một bà gia nhân giám sát hai đầu bếp chỉ để phục vụ cho Fidel Castro… bữa ăn của nhà cách mạng được một ông quản gia chuyên nghiệp phục vụ tận bàn như trong nhà hàng 5 sao. Mỗi chiều, Dalia, vợ của Phi-đen soạn ba thực đơn: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho ngày hôm sau nhưng không phải chung cho cả gia đình mà là cho từng “cá nhân một, với sở thích thói quen ẩm thực và yêu cầu riêng”.
Buổi sáng, Fidel Castro thức giấc lúc 11 giờ để ăn sáng, hiếm khi nào dậy trước 10 giờ và bắt đầu ngày làm việc vào khoảng 12 giờ trưa. Khi ông dùng sữa, thì sữa phải là từ bò nuôi trong nông trại gia đình cung cấp và mỗi thành viên gia đình có một con bò sữa riêng. Sữa đưa lên bàn ăn đựng trong chai có số riêng. Chai sữa bò của Fidel Castro mang số 5. Fidel Castro có vị giác rất tinh tế phân biệt được mùi vị nếu sữa không xuất phát từ con bò cái của ông. 
Về an ninh, luôn luôn có 15 vệ sĩ túc trực bên mình. Hầu hết được tuyển chọn theo khả năng tác xạ và cận chiến. Đặc biệt là trong số vệ sĩ có một người có diện mạo rất giống Fidel Castro tên là Silvino Alvarez, thấp hơn chút ít nhưng nếu ngồi trong xe thì không thể phân biệt được, ai giả ai thật. Năm 1992, khi lãnh đạo Cuba lâm bệnh nặng, nằm liệt giường, ông “Phi-đen” giả được cho lên xe chủ tịch chạy vòng vòng trong đường phố thủ đô La Habana, cố ý đi qua những nơi đông người như đại lộ Prado dọc bãi biển và khu có sứ quán Anh, Pháp. Ngang qua đám đông, “chủ tịch giả” cũng đưa tay chào như chủ tịch thật, để dân chúng tin rằng lãnh tụ mình vẫn khỏe mạnh… (JuanReinaldo Sanchez) 

Đây! Hình ảnh XHCN/CS Cuba sau hơn nữa thế kỷ dưới sự 
lãnh đạo “kiệt xuất của anh hùng lỗi lạc” Fidel Castro -
 Ngay tại thủ đô La Habana / Cuba, Nhiều khu vực dân cư còn rất nghèo, 
nghèo hơn cả Sài Gòn nửa thế kỷ trước (thập niên 1960).

Hai ngày qua, kể từ 25-11 Fidel Castro “đứt bóng” truyền thông nhà nước CSVN như một giàn nhạc giao hưởng “kèn Tây” cùng hợp xướng đồng ca tô son điểm phấn cho cái xác ông râu xồm Fidel của đảo quốc CS/Cuba vừa giã từ trần thế xuống “thiên đàng XHCN” để hội ngộ với ma vương quỷ sứ Hồ Chí Minh và Các-Mác. Một trong những điệu kèn thảm thiết đó rên rỉ như thế này: “Sự ra đi của lãnh tụ kiệt xuất Fidel Castro đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người dân Cuba. Họ luôn xem ông như vị anh hùng lỗi lạc, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà”. dantri.com.vn
Chúng ta điểm lại xem Fidel Castro “kiệt xuất” giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà Cuba như thế nào kể từ nhà nước Cuba do hai anh em nhà Castro thay nhau lãnh đạo (1959) đến nay. Trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Mỹ không có nước nào lấy cái mô hình anh hùng “kiệt xuất” giải phóng dân tộc của Fidel Castro để làm gương - chỉ duy nhất Cuba là Cộng Sản XHCN (một số vài nước khoát cái áo XHCN nhưng thân xác vẫn là tư bản 100%).
Từ sau cuộc “Cách mạng” Cuba năm 1959, tiêu chuẩn sống người dân Cuba luôn đi xuống. Năm 1962, chính phủ Cuba phải áp dụng chế độ phân phối lương thực, thiếu thốn càng trở nên gay gắt sau sự sụp đổ của Liên Xô- Đông Âu Ngoài ra, Cuba đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể đáp ứng nổi sự gia tăng nhu cầu. Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại Cuba thấp hơn trước “cách mạng 1959” nhà nước CS/Cuba không thể trả lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối nhu yếu phẩm luôn bị ám ảnh thường xuyên vì thiếu hụt hàng hóa. Khi số lượng phân phối giảm sút, người Cuba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm căn bản: quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khỏe. Khu vực không chính thức này được nhiều người dân Cuba gọi là “sociolismo” (một nghĩa khác của thị trường tự do chợ đen) tình trạng tham nhũng trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xuyên hơn. Cuba từng là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vì tình trạng đầu tư máy móc kém, sản lượng đường của Cuba đã giảm nghiêm trọng. Năm 2002, hơn một nửa các nhà máy đường ở Cuba phải đóng cửa. Mùa thu hoạch gần đây nhất chỉ đạt 1.1 triệu tấn, thấp nhất trong gần một trăm năm qua, chỉ tương đương với sản lượng năm 1903 và 1904. Chính phủ Cuba buộc phải áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực cho các công dân. Hơn nữa, bất kỳ một công ty nào muốn thuê nhân công người Cuba phải trả bằng ngoại tệ cho chính phủ Cuba, và chính phủ sẽ hoán đổi trả tiền cho người lao động đó bằng đồng peso Cuba.(hoán đổi rất thấp so giá trị thật của ngoại tệ) - Mức GNI (Gross national income, thu nhập quốc dân) bình quân đầu người của Cuba (số tiền lương đem về nhà) của đại đa số người Cuba chỉ ở mức $20/tháng = 440,000 VND. (cafekubua.com)
Tóm lại, Fidel Castro một tên cộng sản sống như đế vương trên mồ hôi nước mắt người dân nhưng vỗ ngực xưng tên mình là giai cấp vô sản, y chính là một trong những kẻ “lưu manh giả danh lương thiện”.
Hơn một trăm triệu nạn nhân chết vì các chế độ cộng sản trên toàn thế giới, nhân loại đang kinh tởm nguyền rủa, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
“Hãy nói cho mọi người biết bạn của anh là ai, mọi người sẽ nói cho anh hiểu anh là loại người như thế nào”. 
               danlambaovn.blogspot.com

Monday, November 28, 2016

TT Donald Trump quyết tâm bảo vệ Đệ-3 VNCH đối đầu với TQ

Sunday, November 27, 2016

Bãi bỏ TPP của tổng thống Donald Trump là quyết định chính xác

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Một số người Việt ở Hoa Kỳ và ngay tại Việt Nam tỏ ra thất vọng khi vị tổng thống vừa đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ dứt khoát loại bỏ TPP (Trans Pacific Partnership), một thỏa ước tự do mậu dịch vốn đang được tổng thống đương nhiệm Obama ủng hộ, được cho rằng sẽ là một phương cách tốt bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, đồng thời giảm được sự bùng phát kinh tế của Trung Quốc, đang đe dọa vị trí số một của Hoa Kỳ trên thế giới.
Nhìn từ bên ngoài, rõ ràng TPP có những khung qui tắt tốt hơn so với WTO, tổ chức mậu dịch thế giới, nơi mà hàng năm Hoa Kỳ đã tổn phí rất nhiều sức lực, tiền bạc để giải quyết các vấn đề như bảo hộ mậu dịch, môi trường hay quyền lợi phát minh. 
Trong WTO, những quốc gia được xem là những quốc gia đang phát triển (Development countries), đã được hưỡng lợi rất nhiều, từ những châm chước về vi phạm môi sinh, cho đến được phép mua các bản quyền phát minh y khoa để sản xuất thuốc men với giá thành rẻ mạt,
WTO cũng không phân loại nguồn nguyên liệu gốc, tạo cơ hôi cho những nước đang phát triển trở thành công cụ cho những công ty xuyên quốc gia hưỡng lợi, đồng thời WTO cũng không trói buột các qui tắt tôn trọng quyền con người đối với các thành viên.
Bên cạnh đó, trong WTO, Hoa Kỳ cũng rất khó khăn khi thương thuyết cho mỗi vấn đề của cộng đồng quốc tế về mậu dịch, ví dụ tổ chức EU (European Union) còn được gọi là Liên Hiệp Âu Châu gồm 28 thành viên, trong WTO họ có đến 28 phiếu, nhưng chỉ đi theo một quyết định chung của Liên Hiệp Âu châu. 
Chính vì những khó khăn này, lâu nay Hoa Kỳ luôn tìm phương cách để giải quyết những bế tắc, các hiệp ước mậu dịch tự do song phương hay đa phương, sẽ là cái đích nhắm tới, nhằm đòi hỏi sự công bằng hơn từ các phía. 
Khi mua lại khung qui tắt thỏa ước tự do mậu dịch từ nhóm P-4 gồm Singapore - Brunei - Chile và New Zealand, vốn hình thành từ năm 2005, Hoa Kỳ đã dựa theo khung qui tắc này, bổ túc, đặt thêm các qui tắc khác để trở thành một khung qui tắc mà Hoa Kỳ cho rằng sẽ công bằng hơn cho các thành viên. Dựa trên bản qui tắc mà Hoa Kỳ thiết kế, trong đó bao gồm các điểm chính:
1 - Tôn trọng tuyệt đối bản quyền phát minh, đòi hỏi sự công bằng cho những quốc gia có công sáng chế.
2 - Minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu sản xuất, không chấp nhận nguyên liệu gốc từ quốc gia A, made in quốc gia B rồi nhập cảng vào quốc gia C. 
3 - Đòi hỏi sự chia sẻ trách nhiệm đồng đều về môi sinh, không thể mượn danh “quốc gia đang phát triển” để tránh né trách nhiệm.
4 - Đòi hỏi bãi bỏ hoàn toàn các chế độ bảo hộ mậu dịch hay sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa tư doanh và quốc doanh. 
5 - Đòi hỏi sự công bằng tối thiểu cho quyền lợi công nhân ở các quốc gia thành viên trong đó bao gồm mức lương tối thiểu tùy theo nền kinh tế của quốc gia thành viên, bảo hiểm y tế, ngày phép, thời gian làm việc (40 giờ mỗi tuần), buộc các quốc gia thành viên phải chấp nhận những công đoàn độc lập (không cho phép chính phủ thao túng), để bảo vệ quyền lợi của công nhân. 
6 - Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có khung luật pháp rõ ràng về quyền con người, trong đó bao gồm quyền tự do đi lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
7 - Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có một nền tư pháp độc lập hoàn toàn để bảo đảm sự công bằng khi có tranh tụng về pháp lý. 
Đây là một số điểm chính trong khung qui tắc mà Hoa kỳ đặt ra trong TPP, ngược lại các quốc gia thành viên sẽ chia sẻ quyền lợi giảm thuế nhập khẩu xuống thấp trong thời gian đầu và miễn thuế hoàn toàn trong thời gian sau. 
Về chiến lược đường xa, rõ ràng Tổng thống Obama đã nhìn thấy tình trạng mất việc làm ở Hoa kỳ khó có thể kéo về, khi các công ty xuyên quốc gia luôn có xu hướng đi tìm nguồn nhân công rẽ ở các quốc gia nghèo đói hay đang phát triển, trong khi Hoa kỳ và Nhật Bản là 2 quốc gia nắm giữ gần như 80% bản quyền phát minh của thế giới, nên thúc đẩy TPP là quyền lợi về lâu dài của Hoa kỳ, dù việc làm có chạy đến bất cứ quốc gia nào, thì chi phí về bản quyền phát minh vẫn phải trả về cho Hoa kỳ hay Nhật Bản cho dù đó là y khoa, hay kỹ thuật công nghệ. 
Bên cạnh đó là sự giảm thiểu các chi phí không cần thiết mà hàng năm Hoa Kỳ vẫn phải chi ra hàng tỉ Mỹ kim cho các vấn đề như môi sinh, vì có sự chia sẻ đồng đều giữa các quốc gia thành viên.
Với thị trường ban đầu ước tính là hơn 800 triệu dân của 12 quốc gia đang thương thuyết, đây sẽ là một thị trường mở rộng lớn cho các thành viên mới nào muốn tham gia, tương lai có thể lên nhiều hơn, TPP có khả năng trở thành một lực đối trọng với WTO, nơi đang có nhiều qui tắc bất công đối với các quốc gia như Hoa kỳ hay Nhật Bản.
Cuối cùng với nền tự do mậu dịch giữa các quốc gia thành viên, đây sẽ là một thị trường đối trọng với nền kinh tế đang bùng phát của Trung Quốc với hơn 1.3 tỉ người, vì các thành viên có thể thống nhất các ngạch thuế đánh mạnh vào những quốc gia nào không phải là thành viên của TPP về nhập khẩu mà không đi theo các khung qui tắc của TPP. 
Chính vì yếu tố trên mà tổng thống Obama, một người luôn ủng hộ cho quyền lợi của giới công nhân lại thúc đẩy mãnh liệt hiệp ước TPP, vì ông và những nhà phân tích, cố vấn đã nhìn thấy sự biến chuyển của thị trường việc làm trong xu thế mới, nên dù biết TPP có thể gây tổn thương cho thị trường việc làm của Hoa kỳ thời gian đầu, nhưng về lâu dài, thị trường sáng tạo mới là gốc của vấn đề, do đó ông mạnh mẽ thúc đẩy.
Tuy nhiên ngược lại với ông Obama, tổng thống mới đắc cử Donald Trump thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi TPP, dự án mà chính Hoa kỳ là quốc gia khởi xướng. 
Nhìn từ bề ngoài rõ ràng ông Trump đang nhắm vào quyền lợi của giới lao động Hoa kỳ nhiều hơn, đây cũng là một nghịch lý, trong khi ông Trump thuộc giới chủ nhân, về nguyên tắc ông phải luôn bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân, thay vì quyền lợi của người lao động. 
Tuy nhiên nếu nhìn từ trong ra, ông Trump hoàn toàn hữu lý khi quyết định rút khỏi TPP, khi nhìn từ những cuộc thương thuyết, rõ ràng Hoa kỳ gặp quá nhiều trở ngại, thách thức, từ các chế độ bảo hộ mậu dịch giữa những quốc gia thành viên, đòi châm chước về thời hạn mua bản quyền phát minh, cho đến những quốc gia “láu cá vặc” như Việt Nam, không muốn đem công đoàn độc lập, quyền con người vào hiệp ước, thậm chí còn yêu cầu được châm chước trong vấn đề minh bạch nguồn gốc nguyên liệu sản xuất (tức là tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc được nhập khẩu vào Hoa kỳ hợp pháp thông qua xuất khẩu từ Việt Nam).
Nếu tiếp tục thương thảo theo chiều hướng mà Tổng Thống Obama đang tiến hành, cho thấy Hoa Kỳ đã nhượng bộ khá nhiều, nhưng vẫn không thể thỏa mãn hết các yêu cầu của những quốc gia thành viên, và thời hạn thương thuyết càng lúc càng kéo dài chưa có điểm dứt.
Do đó việc tuyên bố rút khỏi TPP của ông Trump cũng hợp lý, vì chưa chắc trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, TPP sẽ được thỏa thuận hoàn toàn, nhất là với cá tánh của ông, sẽ không dễ gì nhượng bộ như Tổng Thống Obama. 
Bãi bỏ TPP, nhưng ông Trump vẫn có thể dựa theo khung qui tắc của TPP để thiết lập một thị trường tự do mậu dịch khác, Hoa kỳ sẽ lựa chọn quốc gia thành viên thích hợp hơn, dễ thương thảo và đồng ý hoàn toàn các điểm cơ bản trong khung qui tắc từ TPP, (Có thể “tếu lâm” gọi là Trump’s Free Trade hay Trum’s Commonwealth Partnership).
Những quốc gia sẽ bị loại bỏ bao gồm những quốc gia có quá nhiều liên hệ với Trung Quốc, vì sẽ không bảo đảm được tính minh bạch, và những quốc gia mà ông Trump mời vào hiệp ước mậu dịch mới thay thế cho TPP sẽ bao gồm lực lượng các quốc gia nắm chủ yếu về thị trường phát minh, sáng tạo như Nhật - Đức - Anh - Đài Loan - Singapre - Nam Hàn - Australia - New Zealand - Malaysia - Brunei thậm chí xa hơn sẽ là Miến Điện và Ấn Độ. 
Do đó TPP không nhất thiết là giải pháp duy nhất bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, giảm sự trỗi dậy của Trung Quốc, mà ông Trump chắc chắn sẽ có những bước đi khác với ông Obama, mục tiêu sau cùng của các vị Tổng Thống này vẫn là bảo vệ quyền lợi của đất nước Hoa kỳ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia khác, để tạo sự công bằng cho giới lao động Hoa kỳ, buộc các quốc gia đó phải có những khung luật pháp bảo vệ quyền lợi giới công nhân, tương tự như giới công nhân Hoa kỳ, nhằm giảm bớt việc trục lợi của các công ty xuyên quốc gia, luôn tìm kiếm những nguồn nhân công rẽ, bị bóc lột sức lao động, bóc lột quyền lợi.
Với chủ trương của Tổng Thống mới Donald Trump, chắc chắn rằng ông sẽ có thái độ cứng rắn hơn về đối ngoại, sẽ không nhượng bộ cho bất kỳ một quốc gia nào gây hại đến quyền lợi, chiến lược lâu dài của Hoa kỳ trên thế giới.

Saturday, November 26, 2016

Mặt Trận Bầu Cử Chưa Yên Tĩnh

Mặt trận bầu cử Hoa Kỳ chưa yên tĩnh. Hãy điểm qua tình hình nước Mỹ  vẫn sôi động vì sao; cái gì sôi động nhất hiện nay; và thái độ nên có của chúng ta với “status” sôi động này.
SÔI ĐỘNG VÌ SAO
Trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ chưa có cuộc bầu cử nào đặc biệt như năm 2016. Hậu bầu cử vẫn còn chấn động.
Sôi  động vì (được làm vua thua làm khủng bố). Biểu tình chứ. Hăm dọa giết Trump chứ. ( tên này đã bị cảnh sát câu lưu).
Sôi động vì bị media lường gạt nên fans Dân Chủ ngỡ ngàng và cay cú. Obama cũng có thái độ này khi tuyên bố vầy (những người biểu tình có quyền bày tỏ. TT nào cũng bị chỉ trích). Obama vờ vịt không hiểu (chống TT sau bầu cử vì chính sách, khác với chống TT mới đắc cử với khẩu hiệu (Not my president).
Sôi động vì media thổ tả (cả Mỹ và VN hải ngoại) tung tin (sẽ lật ngược thế cờ vì Hillary thắng phiếu phổ thông). Đỗ Dzũng báo NV đã đăng bài (Hillary vẫn còn có cửa TT) và bị nhiều phản ứng chỉ  trích.
SÔI ĐỘNG NHẤT
Đó là fans Dân chủ “gào” lên : không công nhận kết quả bầu cử với lý do Hillary nhiều phiếu phổ thông hơn.
Đối diện với tình trạng này có  ba loại fans Dân chủ của truyền thông Việt hải ngoại: một, tương đối có tư cách, một thiếu tư cách và một vô tư cách.
FANS DÂN CHỦ -TRUYỀN THÔNG -TƯƠNG ĐỐI CÓ TƯ CÁCH
KTG Nguyễn Xuân Nghĩa, đã có bài viết ( Bầu đi rồi bầu lại) cũng như ( Giờ Giải Ảo), nhận định tình hình, tìm hiểu luật bầu cử tương đối chính xác, cẩn thận hơn. Ô Nghĩa nói “ Cứ tưởng con vịt ai dè con diều hâu”  (Nguyễn Xuân Nghĩa- Bu đi ri bu li?)
Phạm Phú Thiện Giao,  khá tử tế với bài viêt rất sớm ( Dân Chủ-Không than khóc- Hãy lao mình tới)  Phạm Thiện Giao- Dân ch, không than khóc-Dân ch là lao minh vào ch không b chy- Bài viết hay- Nov 2016
   Vũ Linh, trước công kích, sau phải chấp nhận nhưng có thái độ không hay với  bài ( Sóng Thần- Rồi sao nữa) (Hoàng Lan Chi:  Sẽ nói sau về bài này)
Sóng Thần Trump: Rồi Sao Nữa?
FANS DÂN CHỦ-TRUYỀN THÔNG  THIẾU TƯ CÁCH:
Việt Nguyên với bài viết (Trump và thế giới mới) có nhiều lý luận mà một người bạn tôi không kềm được đã mắng ( quá ngu).
Hà Tường Cát, báo NV, với bài viết bẩn thỉu dơ dáy (California tỏ lập trường dứt khoát với Trump)  vì ngầm kêu gọi bạo loạn, ngầm yểm trợ CA tách rời liên bang. ( http://www.nguoi-viet.com/bau-cu/lap-truong-dut-khoat-voi-trump/)
FANS DÂN CHỦ - TRUYỀN THÔNG VÔ TƯ CÁCH
Như thường lệ, đó là Lữ Giang với bài (Thay ngựa giữa dòng). Vài netters chỉ phê bình ngắn gọn vì không  đủ kiên nhẫn đọc lý luận lăng nhăng của Lữ Giang. Lữ Giang, kẻ luôn gạt gẫm mọi người rằng ( siêu quyền lực điều hành thật sự Hoa Kỳ) kỳ này bị vố nặng vì coi như ( siêu quyền lực của Lữ Giang đã bị biến thành quyền lực siêu yếu)
THÁI ĐÔ NÊN CÓ TRONG TÌNH TRẠNG NÀY
  • Tôn trọng luật pháp: chấp nhận kết quả bầu cử cho dù người mình chọn bị thua.
  • Không tiếp tay loan truyền tin thất thiệt hay tin tệ hại. Vd tin bà thầy bói mù Vanga đoán sẽ có nội chiến nếu Trump là TT. Vd 2: tin Hillary sẽ lật ngược thế cờ. Vd 3: tin tiểu bang CA có thái độ với Trump, có thể ly khai..
  • Không chỉ trích tân TT khi ông ta chưa trình đủ nội các, chưa chính thức làm việc.
  • Không  đòi hỏi  Tân TT phải ( thực hiện mọi lời hứa khi tranh cử). Hy vọng Trump thực hiện một nửa là may rồi.
  • Không xem/đọc các “media thổ tả” vì  quá khứ đã chứng minh họ (bẻ quẹo lời nói để chụp mũ), ngắt xén để vu cáo.
  • Cố găng tìm đọc “source” uy tín. Vd đọc các bài, kế hoạch của Trump ngay trong trang facebook hay Tweeter của Trump, kết hợp với tin từ các web/ truyền thông độc lập.
 Coi “Make America great again” là hợp tác giữa Trump-chúng ta.
PHỤ LỤC- LUẬT BẦU CỬ CỦA MỸ
Tài liệu nghiên cứu từ web site của chính phủ
  • Các nhà lập quốc đã dùng thể thức Cử Tri Đoàn để bảo đảm công bằng cho mọi tiểu bang. Vì thế mỗi tiêu bang đều có 2 Thượng nghị sĩ ( NK 6 năm). Số dân biểu lại tùy vào dân số ( NK 2 năm). Họ, các nhà lập quốc,  không dùng phổ thông đầu phiếu vì e ngại UCV chỉ tập trung tại các tiểu bang đông dân và lơ là tiểu bang nhỏ. Họ, các nhà lập quốc, cũng ngăn ngừa tình trạng gian lận dễ xảy ra khi chính quyền đương nhiệm ủng hộ cho “gà nhà”. Họ cũng ngăn ngừa tình trạng cử tri ít học, không suy xét kỹ, bị mua chuộc
  • Dân chúng (voters) bầu Tổng Thống và các electors (tên electors có hoặc không, ghi trên phiếu bầu cử). Năm 2016, electors là 538. Con số này cũng là 538 TNS và dân biểu toàn Hoa Kỳ. Trong 200 năm qua, khoảng 700 proposals đã được đệ trình để sửa luật bầu cử nhưng không được Quốc Hội chấp thuận. Lý do: các nhà chính trị chuyên nghiệp đã phân tích cho thấy, luật bầu cử gián tiếp này bảo đảm quyền lợi tối thượng của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, rất công bằng cho 50 tiểu bang và DC. Vì thế mọi proposals bị bác. 
  • Take –all: UCV nào thắng popular vote thì được ôm trọn số electors ở tiểu bang đó. Vd Hillary thắng phiếu phổ thông ở NY thì được ôm trọn số electors của NY là 29. Hai tiểu bang Nebraska và Maine không theo nguyên tắc này.
  • Vào Tháng 12, 538 electors ( thường là được chọn từ những người có uy tín, có hoạt động, trung thành với Đảng..) sẽ bỏ phiếu tại Quốc Hội của họ. Electors chỉ đại diện tiểu bang mình để bỏ phiếu cho người mà đa số dân chúng ở tiểu bang này chọn. Elector nào phản bội sẽ bị phạt, không được chọn là elector cho kỳ sau…
  • Trang web Heavy.com liệt kê khá đủ tên của 538 elctors cùng các electors công khai phản bội. Coi như Cộng Hòa có 5 electors phản bội và Dân Chủ có 4. Như thế 232 của bà Hillary chỉ còn 228. Để đạt con số 270, bà Hillary-Obama-Sores cần thuyết phục 42 electors Cộng Hòa phản bội.  Xem chi tiết ở đây: Danh sách electors- Có cả nhng k “phn bi” Nov 24, 2016
Hoàng Lan Chi
11/2016
  ******************************
Các bài hậu bầu cử
Của Hoàng Lan Chi:
Bài người khác: