1.
FBI mở lại cuộc điều tra về
Hillary Clinton.
Tuần trước chúng tôi có trình bày
về việc ông James Comey, Giám Đốc cơ quan FBI đã gửi thư đến Hạ Viện Hoa Kỳ thông
báo sẽ mở lại cuộc điều tra về vụ điện thư của bà Hillary Clinton. Hôm Chủ Nhật,
một nhân viên công lực cao cấp tiết lộ cho thông tấn xã AP (Associated Press) rằng
cơ quan FBI vừa được cấp trát của toà để truy tìm trong những điện thư mới được
Wikileaks tung ra xem có quan hệ đến cuộc điều tra về cái email server riêng của
bà Hillary Clinton. Trước khi đuợc cấp lệnh toà, những nhà điều tra đã thấy có
những điện thư có vẻ liên hệ với cuộc điều tra trước đây và cũng có thể đó là
những điện thư chưa hề được xem xét. Họ cảm nhận rằng đây là những điện thư có
tính chất “mật” và cần thiết phải mở lại cuộc điều tra. Họ tin rằng các điện
thư mới phát giác này sẽ gồm có những thư mà bà Clinton đã xoá đi trước khi
giao nộp cho cơ quan FBI.
Các nhà điều tra của FBI sẽ duyệt
hết những điện thư của bà Huma Abedin mà họ tìm thấy trong những máy điện toán
bị tich thu qua cuộc điều tra về vi phạm tình dục của chồng bà ta là Anthony
Weiner, một cựu Dân biểu New York hiện đã ly thân. Mục đích cuộc điều tra này là
để xem trong các hồ sơ của Huma Abedin có những tài liệu mật nào mà bà Hillary
Clinton đã vi phạm các nguyên tắc bảo mật để chuyển cho những người không có tầm
vóc và trách nhiệm về an ninh quốc gia.
Bà Huma Abedin, người phó ban
tham mưu của bà Clinton kể từ lúc bà ta làm Bộ trưởng Ngoại Giao, cho đến nay vẫn
là cánh tay mặt của Clinton trong mùa tranh cử TT. Huma Abedin có cha là người Ấn
Độ, mẹ là Pakistan. Cả hai đều là Hồi Giáo. Abedin từ lúc 2 tuổi đã sống tại
Saudi Arabia. Mẹ bà là một phụ tá biên tập cho một tờ báo Hồi Giáo Journal of
Muslim Minority Affairs do chính chồng mình thành lập. Còn chồng Abedin là ông
Anthony Weiner từng là một dân biểu Hạ viện Mỹ, đơn vị New York. Ông này bị cáo
buộc đã có những bê bối về về tình dục qua cell phone cho 6 bà tình nhân và đã
từ nhiệm vào tháng 6, năm 2011. Sau khi từ chức, ông ta vẫn còn tiếp tục những
vụ bê bối như đã nói với những người đàn bà khác trong đó có 1 cô gái mới 15 tuổi.
Hiện hai vợ chồng Huma Abedin đã ly thân.
Trong khi điều tra vụ bê bối tình
dục của Weiner, FBI đã tìm thấy trong các máy điện toán của Weiner có hàng ngàn
email mới được phát giác chứa những tài liệu của Huma Abedin.
Sự khám phá này rất quan trọng, và
FBI đã phải xin một lệnh truy xét mới vì lệnh cũ chỉ liên quan đến vụ tình dục
mà thôi. Nếu các tài liệu này của Huma có chứa hồ sơ mật, thì đây là một vi phạm
trầm trọng về việc bảo mật các tài liệu an ninh quốc gia, mà có thể đưa đến việc
truy tố bà Hillary Clinton. Theo tin mới nhất, tổng cộng có đến 650 ngàn email
liên quan đến vụ Clinton.
Ảnh hưởng việc FBI
mở lại cuộc điều tra
Lá thư của ông James Comey gửi đến
Quốc Hội trong một thời điểm chưa tới hai tuần trước ngày bầu cử đã tạo ra các
chống đối, chỉ trích từ phía Đảng Dân Chủ và cũng có vài vị Đảng Cộng Hoà. Họ
cho rằng ông Comey đã tạo cơ hội để giúp đỡ cho ông Trump thắng cử. Nhưng ông
Comey nói rằng ông biết sẽ có sự hiểu lầm này, nhưng ông cảm thấy có trách nhiệm
để thông báo đến các nhà lập pháp về những phát hiện mới cho dù trước đây ông đã
báo rằng cuộc điều tra vụ server của bà Clinton đã kết thúc. Ông Comey, trong
khi điều trần trước Ủy Ban Điều Tra của Hạ Viện, đã trả lời câu hỏi của 1 dân
biểu rằng liệu ông có mở lại cuộc điều tra nếu có thêm những tài liệu quan trọng
về việc sử dụng email server của Clinton; ông trả lời sẽ làm thế. Do đó, hiện
nay ông đã làm đúng theo lời ông hứa, và chẳng vi phạm một điều luật nào cả.
Sau vụ này, số cử tri ủng hộ bà
Clinton sút giảm thê thảm. Đang dẫn trước Trump 12% trong tuần trước, xuống còn
4% và hôm thứ hai, đã bị Trump vượt qua 1%. Trump 46%, Clinton 45%.
Ông Doug Shoen, một nhà lý luận của
đảng Dân Chủ, là người yểm trợ tích cực cho Hillary Clinton, mới đây đã tuyên bố
không còn ủng hộ cho bà ta nữa.
Trong khi đó, chưa chi mà TT
Obama đã lên tiếng rằng ông sẽ không truy tố bà Clinton. Bà Bộ Trưởng Tư Pháp
Loretta Lynch cũng phê phán ông James Comey là làm sai, cả các dân biểu đảng Dân
Chủ nhau nhau lên kết án ông Comey vi phạm các thể lệ bầu cử (đó là không làm gì
gây ảnh hưởng xấu đến việc bầu cử trong vòng 2 tháng trước ngày bỏ phiếu). Những
người cao cấp nhất trong ban Vận Động của Clinton cũng cáo giác ông Comey vi phạm
những điều hướng dẫn của Bộ Tư Pháp trong việc thông báo ra công chúng về các
cuộc điều tra đang tiến hành. Trưởng ban Vận động tranh cử của Clinton Robby
Mook xem hành động của ông là một cố gắng để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Harry Reid
càng gay gắt hơn. Ông gửi một lá thư cho ông Comey cáo giác ông này đã vi phạm Đạo
Luật Hatch là luật để bảo đảm rằng các chương trình của liên bang phải được thi
hành ngoài ảnh hưởng phe đảng. Ông lại
cho rằng ông Comey đã có sự che đậy đối với tin tức về ông Trump có thể có mối
liên hệ với Liên bang Nga. Không rõ ông Reid căn cứ vào đâu để nói rằng có những
tin tức về liên hệ Trump- Nga mà ông Comey đang giấu diếm?
Bà Robin Lakoff, một giáo sư tại Đại
Học UC at Berkeley đã kết án một cách lạ đời rằng việc khui ra điện thư của
Clinton là tấn công vào cả giới phụ nữ???!!!
Nội bộ Đảng Dân Chủ
Donna Brazile trước đây là phó Chủ
tịch đảng Dân Chủ. Sau vụ Wikileaks đầu tiên phát giác đảng Dân Chủ mưu toan
triệt hạ ứng cử viên Bernie Sanders, bà Chủ tịch đảng Debbie Wasserman Schultz
phải từ chức, nhường lại cho Brazile. Brazile lại cũng là cộng tác viên của đài
truyền hình CNN. Do đó, bà ta đã biết được các câu hỏi của điều hợp viên khi có
các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên mà đài CNN đảm trách. Các emails đã
cho thấy bà ta hai lần tuồn các câu hỏi này cho bà Hillary Clinton. Đợt tiết lộ
trước cho thấy Brazile đã gửi email ngày 5 tháng 3, 2016 cho John
Podesta and Jennifer
Palmieri để báo cho Clinton về câu hỏi của một cử tri là làm sao để giúp
dân chúng ở thành phố Flint là nơi bị nhiễm độc chì trong nguồn nước uống. Đó là
lần thứ nhất là trong cuộc tranh luận giữa Clinton và Sanders trong vòng
sơ bộ. Lần thứ hai, ngày 12 tháng 3 Brazile lại gửi email cho Palmieri tiết lộ
một câu hỏi về án tử hình sẽ được đưa ra trong kỳ town hall meeting do CNN tổ
chức. Do đó, đài CNN đã yêu cầu bà ta từ nhiệm trong đài.
Lại đổ thừa:
Hillary Clinton có tiền sử là một
chuyên viên nói láo để chạy tội và đổ thừa cho những phe đối lập tìm cách gây
khó khăn, phá hoại uy tín của bà ta.
·
Vụ cô gái 12 tuổi bị hiếp dâm bởi người đàn ông
47 tuổi. Hillary là luật sư bào chữa cho bị cáo, đã đổ thứ cô bé 12 tuổi là con
nít mà ham mê những ông già. Cũng như đổ thừa cho gia đình cô bé là một gia đình
lộn xộn.
·
Vụ White Water thì họ đổ thừa cho các nhóm bảo
thủ tìm cách phá.
·
Vụ Monica Lewinsky thì bà Clinton đổ thừa cho cô
Lewinsky là nhẹ dạ, hời hợt. Các vụ tình dục khác thì Clinton đổ thừa các bà bị
Bill lạm dụng là loại đĩ thoả.
·
Vụ điện thư thì Clinton đổ thừa rằng nước Nga
tung ra để phá cuộc bầu cử.
·
Mấy hôm nay, không còn biết tấn công Trump về những
gì khác, Hillary Clinton nhai đi nhai lại những lời kết án ông Trump là coi thường
phục nữ qua câu nói 11 năm trước mà ông Trump đã nhận lỗi, xin lỗi. Một mặt bà
ta cũng mạnh miệng nói rằng vụ tiết lộ email mới đây sẽ chẳng có gì nguy hại
cho bà ta.
Về hồ sơ điện thư
của Huma Abedin
Thật ra thì chưa có sự rõ ràng nào
về nội dung các điện thư của Huma Abedin và tầm quan trọng của chúng. Theo các
viên chức điều tra, thì người ta sẽ xoáy vào các máy điện toán của ông Weiner
chứ không phải cái máy ông ta dùng chung với vợ là Huma Abedin.
Abedin từng nói với các luật sư hồi
tháng 6 rằng bà ta không hề xoá bỏ các điện thư cũ trong máy của bà, dù đó là máy
để làm việc với Hillary Clinton hay là máy dùng chung với chồng là Anthony
Weiner.
"I didn't have a practice of managing my mailbox other than leaving what
was in there sitting in there, … They all stayed in whatever device I was using
at the time or whatever desktop I was on at the time."
Vào tháng 2, 2013, theo thông lệ
của một nhân viên, Abedin đã ký một bản cam kết với Bộ Ngoại Giao và hứa rằng bà
sẽ giao nộp tất cả các văn kiện có phân loại mật cũng như các tài liệu quan trọng
một khi rời khỏi công việc của Bộ Ngoại Giao và cũng hứa sẽ không cất giữ cho
riêng mình bất cứ bản lưu nào kể cả nhật ký, những bản memorandum. Sự cam kết này
có tính ràng buộc và sẽ bị án phạt nếu gian dối với pháp luật.
Đến nay, Huma Abedin vẫn giữ im lặng
trước các diễn biến này.
Người thân tín của
Clinton xin tị nạn chính trị ở Nga
Hội đồng An ninh (Nga) cho hay một
thành viên cao cấp trong Hội Đồng Quản Trị của Clinton Foundation xin tỵ nạn chính
trị khẩn cấp tại Nga. Đó là ông Eric Braverman là người biết quá nhiều về các vụ
bê bối của Hillary Clinton. Ngày 23 tháng 10, ông Braverman đã đến Toà Lãnh sự
Nga ở thành phố New York để xin cấp một visa tỵ nạn khẩn cấp với lý do để tránh
không bị ngược đãi hay tránh một sự đe doạ có nguy hiểm đến cá nhân tại nước Mỹ.
Hồ sơ của ông đã được chuyển đến Sở Dịch Vụ Di Trú trực thuộc Bộ Nội Vụ của Nga.
Tin cho hay Tổng thống Putin đã được trình bày về vụ này.
Trước cái chết bí ẩn của ông
Gavin MacFadyen, người đồng sáng lập WikiLeaks với Julian Asange vào ngày 22 tháng
10 mới đây, Eric Braveman rất lo ngại cho sự an toàn của mình, bởi vì trong thời
gian làm việc tại Clinton Foundation , Anh biết rất rõ những việc làm phạm pháp
và gian trá của tổ chức từ thiện mang tên họ gia đình Clinton này.
Năm 2013, ông là Chủ tịch (CEO) của
tổ chức Clinton Foundation cho đến tháng 12, 2015 khi ông đột nhiên từ giã mà
không có lời giải thích cái tổ chức mà nhiều người hiện nay xem là để rửa tiền
và có nhiều hành vi phạm pháp. Thời gian ông rời bỏ Clinton Foudation cũng là lúc
bà Clinton tuyên bố ra tranh cử TT Hoa Kỳ để trở thành giảng sư về môn công quyền
tại Đại Học Yale nổi tiếng.
Năm 2013, khi ông Braverman nhận
chức CEO, cũng là lúc mà Bill Clinton dùng danh nghĩa Clinton Foundation, đã
quyên được hơn 1 tỷ đô la để xây dựng 100 ngôi làng tại India; nhưng kết quả chỉ
chi ra có 53 triệu. Số tiền kia, hai vợ chồng bỏ túi. Tin này do Wikileaks mới đưa
ra. Sợ rằng những vụ bê bối làm hư việc mẹ cô ra ứng cử TT, cô con gái rượu
Chelsea bắt đầu quậy tưng bừng cái tổ chức tội phạm này nhằm loại bỏ những chướng
ngại cho cuộc tranh cử của mẹ mình.
Cho đến tháng 12, 2015, mọi cố gắng
của Braverman nhằm bình thường hoá hoạt động trong Foundation đều thất bại. Ông
phải chống đỡ trước những sự vụ xảy ra triền miên, có cường độ cao mà ông không
thể ngăn cản hay kiểm soát được, cũng như những tranh chấp giữa Chelsea và những
người cao cấp trong tổ chức nổ ra, đã làm cho mọi người tin rằng đã đưa đến sự
ra đi đột ngột của Braverman. Braverman ra đi ngay sau khi tin về việc bà
Hillary nhận 12 triệu hối lộ của Morocco do Wikileaks tung ra.
Những cái chết mờ
ám của những người có dính líu đến Clinton
Nhân cái chết bất ngờ
của Gavin MacFadyen, chúng tôi lục lọi trong các hồ sơ để tìm thấy còn nhiều cái
chết bất ngờ, mờ ám của nhiều nhân vật từng có dính líu đến gia đình Clinton cũng
như các hoạt động của Clinton Foudnation. Họ chết vì tai nạn, bị bắn tại nhà, tự
sát… Người vô tâm có thể coi là những cái chết bình thường. Nhưng khi truy tìm
lý lịch và các hoạt động có liên quan đến Clinton, thì không thể coi đây là cái
chết ngẫu nhiên, mà phải đặt dấu hỏi lớn: Có phải những cái chết này là cách để
bịt miệng những người biết quá nhiều không?
Trong một lá thư cựu Dân Biểu William
Dannemeyer gửi các nhà lập pháp vào năm 1994, ông liệt kê danh sách 24 người đã
chết một cách đáng ngờ (Suspicious deaths) mà theo ông là “không ở hoàn cảnh bình thường, tự nhiên” (under other than natural
circumstances). Ông đề nghị mở cuộc điều tra. Danh sách của ông trích ra từ
danh sách 34 người chết bí ẩn vì liên quan dến Clinton do bà Linda Thompson, một
luật sư ở Indianapolis lập ra.
Xin kể sơ vài người chết bí ẩn mới
đây và vào thời Bill Clinton làm Giám Đốc Tư Pháp, Thống Đốc Arkansas:
1. Victor Thorn, một nhà nghiên cứu, một bỉnh
bút của American Free Press, đã viết ra nhiều cuốn sách về các tội ác của
Clinton. Người ta phát giác ông này bị bắn chết ở một ngọn đồi gần nhà riêng vào
ngày 1 tháng 8, 2016.
2. Một
ngày sau cái chết của Victor Thorn, người ta tìm thấy Shawn Lucas nằm chết trong phòng tắm. Shawn đang thụ lý vụ kiện tập
thể Ủy Ban Đảng Dân Chủ và bà Chủ Tịch đã gian lận trong kỳ bầu cử sơ bộ chống
lại Bernie Sanders.
3. Joe Montano, một phụ tá cao cấp của Ứng
cử viên Phó TT Tim Kaine. Ông này cũng từng làm Chủ Tịch Đảng Dân Chủ trước bà
Wasserman Schultz. Joe được coi là chết vì trụy cơ tim ngay sau khi Wikileaks
tung ra các tài liệu Đảng Dân Chủ gian lận bầu cử.
4. Seth Rich, thành viên của Ủy Ban Trung Ương
Đảng Dân Chủ bị đánh đập và bắn chết ngày 10 tháng 7, 2016 khi trên đường đi bộ
về nhà. Cảnh sát cho là do cướp, nhưng chiếc ví, đồng hồ và điện thoại không bị
cướp đi!? Ông Julian Assange, chủ Wikileaks từng nói rằng có một nhân viên
trong đảng Dân Chủ cung cấp cho ông ta tài liệu. Có phải đó là ông Seth Rich không?
5. John Ashe, một cựu viên chức Liên Hiệp
Quốc là người sẽ phải ra toà làm chứng cho vụ Trung Cộng hối lộ Clinton. Quý vị
cần biết ông Ashe này và tên Tàu Ng Lap Seng đã bị cáo buộc chuyển lậu 4.5 triệu
đô la vào Mỹ và khai láo trước toà về mục đích chuyển tiền. Chúng tôi đã nói đến
tên Ng Lap Seng từng hối lộ Bill Clinton và được Bill phong cho làm Thứ trưởng
Ngoại Thương.
6. Barbara Olson, chết tai nạn máy bay. Bà
này là một luật sư cố vấn cho Ủy Ban của Hạ viện điều tra vụ Filegate và
Travelgate của Clinton.
7. Ngày
22 tháng 2, 1998, ông Sandy Hume
(con trai của ông Britt Hume, hiện cộng tác với đài Fox News) chết đột ngột
trong nhà riêng. Ông này được biết sắp tung ra những bài viết về việc Toà Bạch
Cung (dưới thời Bill Clinton) dùng các cuộc điều tra để ngăn chận các sự phê bình.
8. Danny Casolaro, một ký giả đang điều
tra những bê bối của Clinton, chết do cắt mạch máu ở cổ tay trong phòng tắm tại
khách sạn ở West Virginia này 10 tháng 8, 1991.
9. Ngày
3 tháng 3, 1994, Bác sĩ Ronald Roger
chết do tai nạn máy bay nhỏ ở Lawton, Oklahoma. Ông ta đang trên đường bay đến
gặp Ambrose Evans-Pritchard, một phóng viên của báo London Sunday Telegraph để
tìm hiểu them về các vụ bẩn thỉu của Clinton.
10. John Wilson, một thành viên hội đồng thành
phố Washington DC, bị xem là tự treo cổ chết. Ông này biết quá nhiều về Clinton
và đang sắp sửa phanh phui ra thì tự sát.
11. Gandy Baugh, luật sư đại diện cho ông
Lassater trong một vụ kiện về tài chánh bất hợp pháp. Lassater là phụ tá thân cận
của Bill Clinton khi ông này làm Thống Đốc Arkansas. Gandy Baugh tự sát ngày 9
tháng 2, 1994, và và người cộng sự cùng tự tử sau đó một tháng?
12. Paula Grober chết trong một tai nạn xe
hơi. Bà này từng là thông ngôn của Bill Clinton (cho người câm điếc) từ 1978 đến
1992 khi bà chết.
13. Bác
sĩ Stanley Heard và luật sư của ông
ta Steve Dickson chết tai nạn máy bay nhỏ. Ông từng ở trong ban cố vấn của Bill
Clinton, vừa là bác sĩ riêng cho mẹ, cha ghẻ và anh em của Clinton.
14. Mary Mahoney từng là nội trú tại Bạch
Cung thời Bill Clinton, sau này sắp sửa công bố những vụ bê bối tình dục của
Bill Clinton khi toà đang xử vụ kiện của Paula Jones. Bà này cùng hai phụ tá
Aaron Goodrich (18 tuổi) và Emory Evans (25 tuổi) bị một người xách súng xông vào
tiệm cà phê Starbuck bắt chết.
15. Suzanne Coleman từng có liên quan tình
dục với Bill Clinton khi ông ta là Giám Đốc Tư Pháp ở Arkansas. Ngày 15 tháng
2, 1977, bà “tự sát” bằng 1 phát đạn bắn từ sau gáy? Trong lúc đó, bà đang mang
thai với Bill được 7 tháng rưỡi.
16. Judy Gibbs, cùng chị là Sharon cả hai làm
gái điếm ở Fordyce, Arkansas là nơi mà Bill Clinton là khách hàng. Cô này vừa quyết định sẽ hợp tác với cảnh sát
trong vụ điều tra về buôn lậu ma túy tại Arkansas thì bị chết cháy trong nhà mà
không tìm ra nguyên nhân ngọn lửa.
17. Gary Johnson, một luật sư ở sát nhà của
bà Gennifer Flowers (là người bị Bill cưỡng hiếp). Ông bị đánh đập rất nặng rồi
bỏ mặc cho đến chết. Ông này đang giữ cuốn video về những vụ “thăm viếng” của
Bill Clinton tại nhà Gennifer Flowers. Cuốn video này bị bọn giết người lấy đi.
18. Kathy Ferguson, vợ cũ của một Cảnh Sát
Tiểu bang Arkansas bị bắn vào đầu chết ngày 11 tháng 5, 1993 tại Sherwood,
Arkansas. Bà này bị giết 5 ngày sau khi chồng cũ là Danny Ferguson bị dính líu
vào vụ kiện của Paula Jones như một tòng phạm. Bà này biết rất rành về những việc
Danny đắt gái cho Bill cLinton và canh gác khi Bill hành sự.
19. Bill Shelton, một cảnh sát ở Arkansas và
là tình nhân của Kathy Ferguson, cũng bị bắn vào đầu ở Sherwood. Anh này trước đó,
phản đối sự kết luận của sở Cảnh sát rằng bà Kathy Ferguson tự sát.
20. Sally Perdue, một tình nhân của Bill
Clinton. Cô này được Bill hứa cho một việc làm lương 60 ngàn mỗi năm để giữ im
lặng hoặc sẽ bị đánh gãy chân
21. James Bunch bị bắn chết nhưng cơ quan điều
tra xem đó là vụ tự sát. Ông này làm cho Sở Nhân Lực tại Austin, Texas. Ông này
vừa bị đuổi việc vì tổ chức đường dây gái mại dâm. Trong một tấm bìa nhỏ tìm được
ở văn phòng ông ta có ghi danh sách 400 khách làng chơi có tên Bill Clinton ở hàng
đầu.
22. James Mc Dougal dính líu với Bill
Clinton trong vụ Whitewater chết bí ẩn trong tù ngày 8 tháng 3, 1998 (dưới thời
Bill làm TT).
23. Vince Foster, cộng sự với Hillary thời
còn làm ở Rose Law Firm, sau này Bill đưa vào làm Phụ tá Cố Vấn trong Bạch
Cung. Ông này được xem là tự sát ngày 20 tháng 7, 1993.
24. Jon Parnell Walker – Điều tra viên của
Resolution Trust Corporation (RTC), chết ngày 15 tháng 8, 1993 sau khi ông ta
liên lạc với văn phòng của Kansas City RTC về vụ Whitewater và gia đình
Clintons.- Ông ta là người giữ tiền ủy thác cho Bill Clinton.
25. Johnny Lawhorn, Jr. chết tai nạn xe ngày
29 tháng 3, 1998. Mấy tháng trước đó, người ta tìm thấy trong cái cốp xe của ông
ta những hồ sơ vụ Whitewater trong đó có bản sao tấm ngân phiếy 27 ngàn đô là
do Ngân Hàng Madison trả cho Bill Clinton. Johnny đã dự tính chuyển hồ sơ đó
cho FBI thì bị nạn.
26. Betty Currie là Thư ký Toà Bạch Cung thời
Bill Clinton. Trong đêm trước ngày bà ta phải ra làm nhân chứng vụ bê bối của
Bill Clinton và Monica Lewinsky, thì em trai bà ta bị chặn đánh thương tích nặng
phải đưa vào bệnh viện. Vài tuần sau, chị của bà ta bị chết trong một tai nạn
xe hơi vào tháng 12, 1997.
27. Victor Raiser II và Montgomery Raiser –
chết ngày 15 tháng 7,1992 là Chủ tịch tài chính, vận động cho ông Bill Clinton
tranh cử tổng thống. Ông này đã biểu lộ thái độ nghi ngờ và lo ngại trách nhiệm
về những gì ông thấy khi làm việc với Bill Clinton.
28. Jerry Luther Parks – người giữ chức vụ Trưởng ban An Ninh cho Bill
Clinton trong thời gian Bill ứng cử Tổng Thống năm 1992. Chính ông là người biết việc bà Clinton ngoại
tình với ông Vince Foster và biết luôn việc bà ta đòi ly dị vào khoảng
1980-1982 khi ông Clinton còn làm Thống Đốc tiểu bang Arkansas. Ông bị bắt chết
ngày 26 tháng 9, 1993 tại Little Rock, Arkansas. Con ông ta là Gary Parks cho rằng
ông bị giết là để bảo vệ sự nghiệp chính trị của Bill Clinton. Ông Jerry đang
thu thập những hồ sơ có kèm hình ảnh về chuyện Bill Clinton ngoãi tình trong 6
năm kể từ mùa tranh cử 1983. Sauk hi ông bị giết, tập hồ sơ này biến mất.
29. Ed Willey – bị ám sát vào ngày 29 tháng 11, 1993. Người giữ các số tiền mặt
lớn trong thời gian ông Clinton ứng cử tổng thống năm 1992. Ông này chết trong
lúc bà vợ Kathleen đang bị Bill Clinton cưỡng dâm trong Toà Bạch Cung khi bà này
vào xin giúp đỡ tìm việc làm.
30. Barbara Alice Wise chết trần truồng với
nhiều vết bầm tại văn phòng Điều Hành Thương Mại Quốc Tế thuộc Bộ Thương Mại ngày
29 tháng 11, 1996. Bà này đang tham gia cuộc điều tra về những vụ quyên tiền từ
các nước ngoài một cách bất hợp pháp.
31. L. J. Davis, một nhà báo kỳ cựu bị đánh
bất tỉnh tại một khách sạn ở Little Rock. Tên đánh ông đã lấy đi những trang tài
liệu về Rose Law Firm
32. Herschel Friday, thành viên của Ủy ban
Tranh Cử của Bill Clinton bị chết tai nạn phi cơ ngày 1 tháng 3, 1994
33. Ron Brown, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ
chết tai nạn phi cơ. Ông này đang bị Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Bộ Tư Pháp, Tổng
Thanh Tra Bộ Thương Mại… điều tra về vụ
nhận hối lộ từ công ty năng lượng Dynamic Energy Resources ở Oklahoma. Trước đó
vài năm, ông cũng bị cáo buộc đòi Việt Cộng hối lộ 700 ngàn đô la để ông thuyết
phục Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với VN. Khi ông bị tai nạn là lúc ông sắp
sửa ra toà.
34. Terry Reed, đồng tác giả cuốn sách “Compromised:
Clinton, Bush and the CIA” trong đo có viết về Bill Clinton dính líu đến vụ
phi cơ thả bí mật 9 triệu mỗi tháng thời Bill làm Thống Đốc. Ông này nhận những
đe dọa giết chết đặt trên ghế xe hơi. Theo hồ sơ số 94-53155 của Sở Cảnh Sát
Little Rock.
Bill Clinton còn dính đến các vụ vận chuyển buôn lậu ma túy
có liên quan đến tổ chức phiến loạn Sandinista và nhóm Contras ở Nicaragua. Vụ
này lớn lắm nhưng chỉ đơn cử vài trường hợp những người bị giết vì có dính líu.
35. Paul Wilcher là một luật sư chết bí mật
tại nhà ở Washington DC. Ông này đang điều tra vụ bán súng đạn và ma túy ở
Mena, Arkansas.
36. Alder Berriman Seal, cầm đầu các hoạt động
chuyển vận ma túy tại phi trường Mena, Arkansas. Sau khi bị bắt kết án tù,
Alder trở thành chỉ điểm cho cảnh sát. Anh này bị giết khi đang thọ giam và đang
làm công tác tại một cơ sở của Salvation Army ở Baton Rouge.
Ngoài ra còn có Florence Martin, Kevin Ives, Don Harry,
Keith Coney, Keith McKaskle, Gregory Collins, Jeff Rodes, Richard Winters,
Jordan Ketelson…
Còn vụ Waco: Steve Willis, Robert Williams, Conway LeBleu, Todd McKeehan, là những
cựu cận vệ của Bill Clinton bị giết ngày
28 tháng 2, 1993 bằng những viên đạn bắn vào màng tang bên trái theo kiểu hành
quyết. Theo bà Linda Thompson, và qua những hình ảnh từ cuốn phim quay tại chỗ
cũng như những bằng chứng khác cho thấy 4 người này không bị đạn từ phía Branch
Davidians.
Tương quan lực lượng
Mỹ và Trung Cộng
Tuần trước, chúng tôi có đề cập đến
sự căng thẳng đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nhưng vì không đủ giờ nên
phải tạm ngưng. Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục bằng những so sánh về lực lượng
quân sự giữa hai nước.
Quân đội Trung Cộng tên chính thức là Quân Giải Phóng Nhân Dân
Trung Hoa, có 2.3 triệu binh sĩ tại ngũ và hơn 500 ngàn trừ bị, thuộc các quân
binh chủng chính: Hải, Lục, Không quân, Lực lượng Hoả tiễn, và Lực lượng Yểm trợ
Chiến lược. Trong 15 năm qua, ngân sách quốc phòng của Tàu cộng tăng mỗi năm
10%. Năm 2015, Trung Cộng đã chi phí cho quốc phòng một ngân khoản 146 tỷ đô
la, đứng hàng thứ hai trên thế giới, chiếm gần 2% tổng sản lượng của nước này.
So với Hoa Kỳ 574.9 tỷ đô la trong năm 2014 (664.3 tỷ trong năm 2012). Khác với
các nước không Cộng Sản, quân đội Trung Cộng được đặt dưói quyền của Quân Ủy
Trung Ương, tức thuộc Đảng CS Trung Hoa mà Tập Cận Bình vừa là Chủ tịch nước, vừa
là Tổng Bí Thư Đảng, vừa là Tổng Tư Lệnh Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa.
Quân đội Trung Cộng vừa trải qua
một cuộc cải tổ rộng sâu về tổ chức vào đầu năm 2016. Ngày 11 tháng 1, 2016, nó
được tái phối trí đặt dưới quyền một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp, trực tiếp chỉ đạo bởi
Quân Ủy Trung Ương. Bốn bộ Tư Lệnh cũ bị giải tán và cải tổ để phân chia thành
15 bộ phận (hay Tổng cục). Về phối trí diện địa, có 5 vùng chiến thuật (Nam Bắc
Đông Tây và Trung ương).
Trung Cộng chú trọng nhiều đến Vũ
khí hạt nhân và chiến tranh trên mạng (Cyber Warfare). Từ rất lâu, Trung Cộng bị
tố cáo đã sử dụng gián điệp trên mạng. Ngày 24 tháng 5, 2011, Quân đội Trung Cộng
chính thức loan báo rằng họ có một đơn vị gọi là Cyber Security Squad. Tháng 5,
2014, Đại Bồi Thẩm Liên Bang Hoa Kỳ kết án 5 sĩ quan thuộc đơn vị 61398 của Tàu
về những tội danh tấn công trên mạng đối với các công ty tư nhân của Mỹ.
Chương trình phát triển vũ khí
nguyên tử của Tàu Cộng có từ năm 1955 sau khi Hoa Kỳ đe dọa sẽ dùng bom nguyên
tử để đánh Trung Cộng nếu họ tấn công hai đảo Kim Môn và Mã Tổ của Trung Hoa
Dân Quốc. Ngày 16 tháng 10, 1964, Trung Cộng thử nghiệm thành công trái bom
nguyên tử đầu tiên. Đến 1967, họ thành công trong việc chế tạo bom khinh khí. Từ
đó, trở nên một trong những cường quốc nguyên tử. Trung Cộng hiện có từ 100 đến
160 hoả tiễn liên lục địa có thể bắn xa đến tận đất Mỹ; và cũng khoảng 150 hoả
tiễn tầm trung có thể bắn tới Nga và Âu Châu. Hiện người ta ước tính rằng Trung
Cộng có khoảng 50 đến 75 hoả tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn nguyên tử. Nhưng
loại sau này có thể bắn từ đất liền hay từ các chiến hạm. Do đó, họ đã thành lập
một Lực lượng Hoả tiễn với khoảng 100 ngàn lính trong 6 sư đoàn hoả tiễn. Các
sư đoàn này có từ 100 đến 400 vũ khí nguyên tử.
Trung Cộng cũng chuẩn bị cho chiến
tranh không gian bằng các vệ tinh tình báo và vệ tinh viễn thông. Họ cũng phát
triển khả năng chống hoả tiễn, vệ tinh từ thập niên 1960 (mật danh là Kế hoạch
640) bằng tia laser hay các hoả tiễn KKV
thế hệ SC-19.
Đó là nói về tổ chức và trang bị.
Tuy nhiên quân Tàu tuy đông, trang bị hiện đại nhưng chưa chắc đã có tinh thần
và kinh nghiệm chiến đấu. Năm 1979, họ từng xua hàng chục vạn quân tràn qua các
tỉnh biên giới Bắc Việt Nam, nhưng đã bị quân đội Việt Cộng đánh bại, Con số
thương vòng lên đến hàng chục ngàn lính. Từ đó cho đến nay, họ tuy có phát triển
nhanh, nhưng chỉ thấy hùng hậu bên ngoài. Còn bên thực chất bên trong thì chưa
thể biết đến mức nào. Dù sao, những kỹ thuật đánh cắp từ Hoa Kỳ chưa chắc đã trọn
vẹn để có thể thực hiện công tác bảo trì, phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh
của Trung Cộng.
Sơ qua về quân lực
Hoa Kỳ.
Quân lực Hoa Kỳ có 5
quân chủng: Hải, Lục, Không quân, Thủy Quân Lục Chiến và Duyên Phòng với quân số
1.282 triệu lính hiện dịch và hơn 800 quân trừ bị. Hành pháp Obama đã cắt giảm
ngân sách quốc phòng đáng kể. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước có ngân sách quốc
phòng cao nhất thế giới, năm 2016 là 580.3 tỷ đô la. Năm 2009, Hoa Kỳ chi ra
14.4 tỷ cho các chương trình chế tạo phản lực cơ Raptor F-22 (4.1 tỷ), Phản lực
cơ F-35 (6.7 tỷ), hệ thống chiến đấu cho tương lai 3.6 tỷ, và thêm 12.3 tỷ cho
hệ thống hoả tiễn phòng thủ gồm Patriot CAP, PAC-3, SBIRS-High.
Hoa Kỳ có quân trú đóng tại 150
quốc gia trên thế giới. Đông nhất là tại Afghanistan (103.7 ngàn), Đức (52.5
ngàn), Nhật (35,688), Nam Hàn (28,500), Ý và Anh (gần 10 ngàn mỗi nước). Tính
theo vùng thì có 77,917 quân tại Âu Châu, 47,236 tại Đông Á và Thái Bình Dương,
3362 tại Bắc Phi và Nam Á….
So sánh lực lượng:
Không quân Trung Cộng có cả thảy
2942 phi cơ gồm 1350 chiến đấu cơ, 782 vận tải cơ, 352 phi cơ huấn luyện. Trong
khi đó Hoa Kỳ có 13444 phi cơ trong đó 2785 chiến đấu, 5739 vận tải, 2771 huấn
luyện. Trung Cộng có 802 trực thăng trong đó trực thăng võ trang có 200 chiếc
so với Hoa Kỳ là 6084 trực thăng (võ trang 957). Số phi trường khả dụng là 507;
Hoa Kỳ có 13513. Lực lượng thiết giáp Trung Cộng có 9150 xe tang; Hoa Kỳ có ít
hơn một chút 8848. Quân đội Tàu chỉ có 5000 xe so với Hoa Kỳ có đến 41000 xe. Tàu
có 6246 khẩu pháo so với Mỹ 1299. Các hạm đội Trung Cộng có 714 tàu, 1 hàng không
mẫu hạm, 68 tàu ngầm; trong khi Hoa Kỳ có 415 tàu chiến, 19 hàng không mẫu hạm,
75 tàu ngầm. Về vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ hiện có trên dưới 5000 đầu đạn nguyên tử,
trong khi Trung Cộng chỉ có 250 mà thôi. Tuy nhiên con số này khó chính xác vì
bí mật quốc phòng của Trung Cộng khó xâm nhập.
Nói chung, về mọi phương diện từ
phi cơ, thiết giáp, chiến hạm, tiềm thủy đỉnh, hàng không mẫu hạm… Hoa Kỳ đề vượt
rất xa so với Trung Cộng. Và sự tân tiến về kỹ thuật điện toán, đi trước Trung
Cộng hàng chục năm.
Báo Động về những
rối loạn do bọn di dân Hồi gây ra
Dựa trên tình hình tồi
tệ tại Âu Châu (nhất là ở Đức, Pháp, Hoà Lan…), những người bảo thủ tại Hoa Kỳ đã
lên tiếng cảnh báo rằng việc cho nhập cư ở ạt những di dân từ Syria và các nước
Hồi giáo khác đến Mỹ sẽ gây ra những rối
loạn khó trị. Hiện nay, tại Đức Quốc, cảnh sát đã phải lên tiếng trước hang loạt
những tội phạm do bọn di dân tạo ra đã trở nên trầm trọng và xẩy ra như cơm bữa
trên các đường phố. Họ e ngại tình hình sẽ vượt ra khỏi sự kiểm soát.
Một nhóm nghiên cứu tên là The
Gatestone Insitute đã đưa ra bản báo cáo hôm thứ Ba tuần rồi với nhan đề: Đường
phố ở Đức đã trở thành vô luật (German Streets Descend into Lawlessness)
Trong 6 tháng đầu năm 2016, theo
Sở Cảnh Sát Hình Sự Liên Bang, bọn di dân đã gây ra 142000 tội phạm. Tính trung
bình mỗi ngày có 780 vụ. So với năm 2015, thì tội phạm đã gia tang 40%.
Con số trên là con số đã được báo
cáo và bắt được tội phạm. Ngoài ra còn rất nhiều vụ hiếp dâm, tấn công tình dục,
gây thương tích, trộm cướp mà cảnh sát không bắt được thủ phạm. Những vụ này không
tính vào con số nêu trên.
Báo cáo có ghi rằng: “Hàng ngàn
di dân nhập cư vào Đức với danh nghiã tỵ nạn đã biến mất. Có thể họ là những di
dân kinh tế giả danh tỵ nạn. Bọn này tham gia vào các hoạt động trộm cướp và bạo
lực.”
Cảnh sát cho hay họ không còn kiểm
soát được các đường phố và họ buộc phải nói lên để phản đối chính sách di dân
quá cẩu thả cũng như sự giải quyết của chính quyền địa phương. Sĩ Quan Cảnh sát
Tania Kambouri than phiền rằng hồ sơ phạm tội thì càng lúc càng chồng chất, mà
bọn tội phạm thì lại được thả ra. Những gì xảy ra ở các phiên toà xử bọn này như
là những trò đùa. Họ coi đó là sự sỉ nhục vào lực lượng cảnh sát.
Chủ tịch Hiệp Hội Cảnh Sát Đức là
Rainer Wend nói với ký giả tờ báo Kronen Zeitung rằng bọn di dân này đang cười
cợt vào hệ thống pháp luật của Đức và tàn phá nước Đức.
Vì thế, tại Mỹ, các nhà bảo thủ
phải cảnh báo với dân Mỹ phải cẩn thận trong mùa bầu cử để chọn những ứng cử viên
nào chịu học những kinh ngjhiệm từ Âu Châu để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi lâm vào nạn di
dân này.
No comments:
Post a Comment